29/05/2010 20:05 GMT+7

"The Deep" - triển lãm các sinh vật lạ dưới đáy biển

DUY KỲ ANH (Theo Guardian)
DUY KỲ ANH (Theo Guardian)

TTO - Từ 28-5 đến 5-9-2010, tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh quốc diễn ra triển lãm mang tên “The Deep”. Triển lãm trưng bày những mẫu sinh vật kỳ lạ đến từ đáy biển sâu.

Mời bạn cùng ngắm một số hình ảnh ấn tượng từ cuộc triển lãm này:

T8pfH6ao.jpgPhóng to
Cua nhện khổng lồ Nhật Bản (tên khoa học Macrocheira kaempferi), sống ở độ sâu 400m. Đây là loài cua lớn nhất thế giới, chân của nó có độ dài tối đa 4m. Cua nhện hiện đang bị săn lùng như một món ăn “khoái khẩu”. Trong mùa sinh sản, cua nhện thường di cư đến những vùng nước nông hơn và vì thế nguy cơ bị đánh bắt cũng cao hơn. Để bảo tồn cua nhện, người ta đã có lệnh cấm đánh bắt loài cua này trong mùa sinh sản của chúng.
74tUHxKF.jpgPhóng to
Xương cá voi tinh trùng. Loài cá này là một thợ lặn thực thụ có thể nín thở và lặn sâu đến hàng trăm m để kiếm thức ăn. Chúng thường sống ở những vùng nước sâu, nơi ít ai có thể tìm thấy chúng.
q0ktPjdD.jpgPhóng to
Cá vây tay (tên khoa học là Latimeria chalumnae). Đây là một trong những loài cá cổ xưa nhất thế giới và được coi là “hóa thạch sống”. Có một thời gian người ta cho rằng cá vây tay đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm trước. Nhưng vào năm 1938, một ngư dân đã bắt được một con cá vậy tay ngoài khơi bờ biển Nam Phi, một con cá khác cũng được tìm thấy ở phía đông châu Phi vào khoảng những năm 1950. Kể từ đó, người ta thường xuyên bắt gặp cá vây tay trong tự nhiên ở khu vực Ấn Độ Dương kéo dài từ bờ biển phía tây nam châu Phi đến Indonesia dưới những tầng nước sâu tầm 700m.
oxZuWA47.jpgPhóng to
Cá Black swallower (tên khoa học Chiasmodon niger), chiều dài tối đa khoảng 25cm, không có vảy và cơ thể có thể co giãn. Loại cá này nổi tiếng với khả năng nuốt những con mồi to hơn chính nó. Black swallower sống ở độ sâu 700 - 2.700m trong những vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
18eZ7Ri9.jpgPhóng to
Cá Alfonsino (tên khoa học Beryx decadactylus) được tìm thấy ở độ sâu 180-800m trong hầu hết các vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn thế giới. Tồn tại dưới độ sâu hầu như không có ánh sáng chiếu tới là nguyên nhân khiến cá Alfonsino có đôi mắt rất lớn.
INrJKO5U.jpgPhóng to
Lươn mỏ chim (Nemichthys scolopaceus) có miệng màu hồng, dạ dày co giãn và cơ thể trong suốt.
UldsEOYa.jpgPhóng to
Cá răng nanh Fangtooth (tên khoa học Anoplogaster cornuta) được tìm thấy ở độ sâu 4.000m. Những con mồi của nó khó lòng thoát khỏi khoang miệng rộng với những cái răng nanh lớn. Loài cá này ban đầu sống ở những tầng nước nông, khi về già chúng lại “ẩn cư” ở những tầng nuớc sâu hơn.
DUY KỲ ANH (Theo Guardian)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp