Thầy "trầu", trò "giầu"

THÁI HOÀNG
THÁI HOÀNG

TT - Một hôm dạy bài “Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ” (Ngữ văn 10, tập 1), khi đọc vừa xong hai câu thơ: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào” (trích trong bài thơ Tương tư của nhà thơ Nguyễn Bính) thì học sinh nói: “Thưa thầy! Thầy đọc sai rồi ạ. “Giầu” chứ không phải là “trầu” ạ”.

Tôi ngớ người khi học trò phát hiện lỗi sai của mình. Tôi nói với cả lớp: “Sách của thầy viết là “trầu”. Vậy sách của các em viết là “giầu” à?”. Rồi tôi xem sách của một số học sinh thấy đều viết “giầu”.

Dường như học trò vẫn hoài nghi lời giải thích của tôi dù tôi khẳng định sách mình viết chữ “trầu”. Tôi liền đưa cho một học sinh xem. Học sinh ấy xác nhận tôi đọc đúng. Một em khác ngồi bàn sau cũng muốn xem, em nói: “Thưa thầy! Thầy cho em xem với”. Tôi liền đưa cho học trò xem.

Chuyện tưởng nhỏ nhưng không nhỏ chút nào. Lẽ nào cùng một chương trình, cùng một nơi xuất bản mà sách thì viết “trầu”, sách thì viết “giầu”. Học sinh thắc mắc là điều dễ hiểu. Vì đây là sách do NXB Giáo Dục phát hành, nếu học sinh không nói ra các em sẽ cho rằng tôi đọc sai. Và rất nhiều giáo viên dạy bài này đọc sai và bị oan khi học sinh im lặng bỏ qua lỗi sai ấy của giáo viên. Học sinh sẽ nghĩ gì khi giáo viên cầm sách giáo khoa đọc mỗi hai câu thơ mà cũng sai?

Sách xuất bản lần đầu viết là “trầu”, khi tái bản sửa thành “giầu” mà không có chú thích dễ gây nhầm cho người dạy lẫn người học.

THÁI HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp