Phóng to |
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM - Ảnh: Mai Hương |
Bà Lan nói: "Khi biết vụ việc, tôi hết sức bàng hoàng, sửng sốt. Đó là một điều không thể chấp nhận được, không những đối với một người làm trong ngành y mà ngay cả bất kỳ một công dân nào. Mọi thứ sẽ được xử lý theo pháp luật. Tôi nghĩ, bản thân các đồng nghiệp, bác sĩ ở bệnh viện của anh này cũng rất sốc. Nói thật chứ đến xã hội đen còn bất ngờ chứ đừng nói một bác sĩ. Đây là môt hành động khiến người khác phải đau xót, phải chờ cơ quan điều tra mới biết được thực tế thế nào.
* Bà nhìn nhận thế nào về việc bác sĩ trong bệnh viện công mở phòng khám chui bên ngoài?
- Theo luật khám chữa bệnh, cái gì mà pháp luật cho phép, nhà nước không cấm thì người ta có quyền làm. Bác sĩ ở các bệnh viện công nếu có đầy đủ các tiêu chuẩn hành nghề sẽ được xét để cấp chứng chỉ hành nghề. Bệnh viện chỉ quản lý được về mặt chuyên môn, thứ hai là với công việc ngoài giờ như thế thì có ảnh hưởng đến công việc chính hay không. Khi có chứng chỉ hành nghề rồi, có đăng ký kinh doanh thì lúc đó mới nộp hồ sơ xin cấp các giấy phép hoạt động.
Bất cứ bác sĩ nào ở bệnh viện công khi ra ngoài làm thì đều phải có sự đồng ý của cơ quan chủ quản. Bởi trong hồ sơ yêu cầu điều đó, vấn đề là có được cấp hay không. Nếu chưa được cấp thì anh này hành nghề lậu. Nếu được cấp phép hoạt động rồi thì trách nhiệm đặt ra là về mặt y đức.
* Xảy ra sự việc như trên, bà có cho rằng có trách nhiệm của quản lý Nhà nước?
- Tôi xin không đề cập cụ thể đến trách nhiệm của Sở y tế Hà Nội, nhưng từ việc này cũng phải nhìn ra trách nhiệm quản lý ngành.
Sau khi nghe vụ việc, việc đầu tiên mà tôi nghĩ đến là liệu TP.HCM sắp tới có xảy ra trường hợp như thế không. Dù thế nào thì trước mắt cũng phải chấn chỉnh lại hệ thống. Bởi thực tế số cơ sở khám chữa bệnh rất lớn như thế, lực lượng thanh tra cũng còn rất mỏng. Trách nhiệm quản lý ngành, phải cận thận hơn nữa, siết chặt hơn nữa.
Thực ra, khâu thẩm mỹ, TP.HCM cũng đã siết chặt việc cấp phép. Mọi người còn than thở sao cấp phép lâu quá. Tuy nhiên, khâu cấp phép cũng chỉ là tiền kiểm thôi, hậu kiểm mới là quan trọng. Cho nên cũng không thể chối bỏ trách nhiệm quản lý ngành khi các cơ sở thẩm mỹ hoạt động như vậy.
* Gần đây xảy ra dồn dập các sự cố trong ngành y tế, phải chăng có sự xuống cấp về y đức?
- Trước kỳ họp, tôi có xuống bệnh viện Nhân Ái- một bệnh viện dành cho bệnh nhân HIV- AIDS giai đoạn cuối. Ở đó có nhiều y bác sĩ trẻ hi sinh tuổi xuân, hi sinh gia đình để chăm sóc bệnh nhân. Phải thừa nhận còn một thiểu số những người làm trong ngành y không có y đức, có thể thiểu số này đang ngày càng phát triển đông lên làm những điều sai trái, nhưng đó không phải là tất cả.
Chúng ta không vì thế mà phủ nhận nhiều người làm đúng. Cần đẩy mạnh tuyên truyền những tấm gương hết lòng vì người bệnh. Ở xã hội nào mà đến thầy thuốc mà còn hành động như anh bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai thì chúng ta phải xem lại.
* Thưa bà, bà có cho rằng nên rà soát, chấn chỉnh hoạt động các cơ sở thẩm mỹ, phòng khám tư nhân tại TP.HCM?
- Vấn đề này Ban giám đốc Sở y tế TP sẽ quyết định. Tuy nhiên, tôi nghĩ không phải cứ chờ đến “mất bò mới lo làm chuồng”. Từ trước đến giờ, đối với lĩnh vực thẩm mỹ là ở TP, tôi khẳng định việc cấp phép rất chặt chẽ. Tuy nhiên, thị trường quá rộng lớn, số cơ sở quá nhiều và cũng không thể tránh khỏi việc mình cấp phép chặt chẽ nhưng trong quá trình hoạt động người ta cứ làm ẩu. Thanh tra phát hiện bao nhiêu thì xử lý bất nhiêu thôi.
- Xin cảm ơn bà.
Đọc thêm:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận