25/11/2023 19:03 GMT+7

Thầy hiệu trưởng chi 12 tỉ đồng đào tạo giáo viên tiếng Anh cho Mèo Vạc

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), đã quyết định chi trả khoảng 12 tỉ đồng để đào tạo khoảng 30 giáo viên tiếng Anh cho huyện khó khăn nhất cả nước là Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang).

Thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), trao đổi với các sinh viên ngành tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh vừa cam kết nhận hỗ trợ kinh phí và sẽ về làm việc tại vùng khó Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) - Ảnh: VĨNH HÀ

Thầy Nguyễn Xuân Khang, hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), trao đổi với các sinh viên ngành tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh vừa cam kết nhận hỗ trợ kinh phí và sẽ về làm việc tại vùng khó Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) - Ảnh: VĨNH HÀ

Ngày 25-11, tại Trường Marie Curie (Hà Nội) diễn ra buổi ký cam kết hỗ trợ đào tạo giáo viên tiếng Anh cho huyện vùng khó Mèo Vạc. 

Chín sinh viên đầu tiên đang học chuyên ngành tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh tại Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Thái Nguyên), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường và Học viện Hành chính quốc gia đã ký cam kết sẽ dạy học ở Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) sau khi tốt nghiệp và nhận sự hỗ trợ từ Trường Marie Curie do thầy Xuân Khang đại diện.

12 tỉ đồng để có 30 giáo viên tiếng Anh

Mức hỗ trợ được chi trả 5 triệu đồng/tháng cho mỗi sinh viên và kéo dài trong 4 năm các em học đại học. Đây là những sinh viên có hộ khẩu thường trú ở huyện Mèo Vạc đã được UBND huyện kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang lựa chọn trên cơ sở nguyện vọng của các sinh viên.

Thầy Nguyễn Xuân Khang cam kết sẽ dành một khoản kinh phí khoảng 12 tỉ đồng để hỗ trợ đào tạo cho khoảng 30 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh, sư phạm tiếng Anh để lên Mèo Vạc dạy tiếng Anh cho bậc tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. 

Việc lựa chọn sẽ nhằm vào các đối tượng là sinh viên đang học ở các trường đại học. Trước mắt những sinh viên quê Hà Giang được ưu tiên lựa chọn vì đó là yếu tố thuận lợi cho việc các em sẽ quay về địa phương dạy học sau này.

Năm học 2022 - 2023, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, huyện Mèo Vạc là một trong những địa phương thiếu trầm trọng giáo viên tiếng Anh tiểu học. Chỉ có 1 giáo viên, trong khi huyện có 76 lớp 3 với 2.609 học sinh thuộc 18 trường tiểu học.

Khi biết thông tin này, thầy Nguyễn Xuân Khang đã đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mèo Vạc để tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh lớp 3.

Hướng đến giải bài toán căn cơ

Năm học 2023 - 2024, Trường Marie Curie tiếp tục cử giáo viên theo lứa học sinh trên lên lớp 4 vẫn với hình thức dạy trực tuyến. Cách làm của nhà giáo Nguyễn Xuân Khang lan tỏa và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng cũng hỗ trợ Mèo Vạc trong việc cử giáo viên dạy trực tuyến cho 78 lớp 3 của năm học này.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, thầy Nguyễn Xuân Khang cho biết ông có thể tiếp tục theo một năm học nữa, dạy lứa học sinh đầu tiên khi các em vào lớp 5. Nhưng về lâu dài, cần phải có giải pháp căn cơ hơn, không thể trông đợi vào các giải pháp hỗ trợ trước mắt. Trăn trở nhiều tháng, thầy Xuân Khang quyết định sẽ đầu tư vào đào tạo giáo viên.

Số tiền dành cho dự án này được thầy Xuân Khang quyết định đi kèm theo các văn bản pháp lý rõ ràng, đảm bảo cho việc thực hiện đến cùng cam kết.

Theo thầy Xuân Khang, số tiền hỗ trợ cho sinh viên sẽ được chuyển vào một thời điểm cố định trong mỗi tháng, thẳng vào tài khoản cá nhân các sinh viên mà không qua trung gian nào. 

Trong buổi ký cam kết, ông xúc động tuyên bố "từ giờ phút này, tôi coi các em (những sinh viên thụ hưởng sự hỗ trợ) như con. Tôi giúp các em ăn học, địa phương giúp các em lập nghiệp bằng việc bố trí việc làm. Khi các em tới lúc dựng vợ, gả chồng, tôi sẽ đứng ra lo như một người cha lo cho các con".

Nguyễn Quang Huy, sinh viên ngành tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, một trong số những sinh viên thụ hưởng sự hỗ trợ trên, chia sẻ: "Hiện bản thân tôi phải đi làm thêm mới đủ chi trả sinh hoạt phí với mức tiết kiệm khoảng 2 triệu đồng/tháng, nên mức hỗ trợ của trường Marie Curie rất quý giá".

Huy kể: với bạn, để đỗ được vào trường đại học là một chặng dài của sự nỗ lực vì hầu hết Huy phải tự học qua tài liệu, qua mạng, qua sự hỗ trợ của bạn bè ở vùng thuận lợi vì vốn dĩ điều kiện học tiếng Anh của học sinh ở Mèo Vạc rất khó khăn. Theo các sinh viên, có bạn mỗi tháng chỉ được bố mẹ hỗ trợ 400.000 - 500.000 đồng để chi trả mọi thứ cho cuộc sống sinh viên.

Ông Nguyễn Thế Bình, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, ghi nhận tình cảm và sự giúp đỡ thiết thực của thầy Xuân Khang và Trường Marie Curie đã giúp cho Hà Giang giải quyết một phần bài toán khó khăn về giáo viên. Ông cũng hy vọng việc làm tử tế được lan tỏa để có thêm sự chung tay giúp đỡ cho ngành giáo dục của nhiều địa phương khó khăn khác trên cả nước.

Thầy hiệu trưởng chi 12 tỉ đồng đào tạo giáo viên tiếng Anh cho Mèo Vạc- Ảnh 2.'Gửi' tiếng Anh đến cao nguyên đá Mèo Vạc

'Học trò chạy ùa tới ôm tôi. Tôi không ngờ bấy lâu chỉ gặp qua màn hình nhưng các em lại yêu tôi như vậy', cô Quỳnh Anh kể lại giây phút gặp những học trò ở Mèo Vạc mà cô dạy tiếng Anh trực tuyến.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp