21/11/2007 01:50 GMT+7

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành

ĐOÀN HỒNG THÁI(Giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam, TP Huế)
ĐOÀN HỒNG THÁI(Giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam, TP Huế)

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.

jSe5Tre4.jpgPhóng to

Trên đường vào Sài Gòn, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết từ tháng 9-1910 đến 2-1911 - Ảnh tư liệu

TT - Là một nhà giáo, tôi tự hào về một điều: Bác Hồ của chúng ta đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho học sinh.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Theo cha (cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc) vào Huế, người thanh niên Nguyễn Tất Thành được học Trường Quốc Học - một ngôi trường dành cho những bậc công tử và những người có tài thời ấy.

Đến năm 1909, anh lại theo cha vào Bình Định. Tại đây, anh được vào học Trường tiểu học Pháp - Việt Qui Nhơn. Một thời gian sau người cha lại bị triệu hồi về Huế. Từ đây, mới 19 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu một cuộc sống tự lập.

Được mọi người giúp đỡ, khi học xong anh không ra Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trong bức thư gửi về quê nhà cho chị Thanh và anh cả Khiêm, anh Thành tâm sự: "Em đã nhận được một chân dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết... Em sẽ ở đây một thời gian để rồi đi tiếp vào Sài Gòn".

Trên bục giảng, thầy Thành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí thế hệ tương lai một nỗi niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Thầy dạy: "Chữ là mắt. Người không có chữ coi như bị mù. Không có chữ con người ta bé nhỏ trước tất cả và mãi mãi sẽ là vật sai khiến, vật hi sinh của bọn thống trị. Cho nên các trò phải học, học chữ để nên người, để giúp dân cứu nước".

Sxyb65xJ.jpgPhóng to

Các bạn trẻ nghe nói chuyện về Bác Hồ ở Trường Dục Thanh - Ảnh: V.T.B.

Tuy không xác định ở Phan Thiết lâu dài song thầy Thành vẫn sống và làm việc hết mình với những con người nơi đây. Với học trò, thầy như người bạn tin cậy, luôn luôn giúp đỡ, ôn tồn khuyên bảo khi học trò có lỗi; khuyến khích khi học trò tiến bộ.

Những ngày nghỉ, thầy đưa học trò đi tham quan để bổ sung kiến thức về xã hội và dân tộc VN. Thầy lui tới thăm hỏi, gắn bó với bà con nông dân chân lấm tay bùn và người xung quanh. Thầy cắt tóc, tắm gội cho các em nhỏ, têm trầu giúp các cụ già... Và qua đó thầy hiểu hơn về cảnh sống cơ cực, lầm than thống khổ của đồng bào mình lúc ấy.

...Một hôm tiếng trống Trường Dục Thanh ngân vang trong sương sớm, học trò tề tựu đông đủ nhưng thầy Thành không đến. Mọi người lo lắng. Và tất cả cùng hồi hộp lắng nghe thầy hiệu trưởng đọc bức thư mà thầy Thành để lại.

Bức thư có đoạn viết: "Các trò thân yêu, thầy biết các trò rất yêu quí thầy. Nhưng thầy không thể ở lại Trường Dục Thanh lâu hơn được nữa. Thầy phải đi, đi rất xa. Ước mơ về một ngày mai nước nhà độc lập đang kêu gọi thầy dấn bước ra đi... Thầy đi xa nhưng lòng vẫn nhớ, vẫn gần các em. Thầy mong các em học giỏi, chăm ngoan, biết kính người già, nhường em nhỏ, yêu quí mọi người". Phải chăng để tránh một cuộc chia tay nặng lòng kẻ ở người đi nên thầy Thành đã lên đường đi vào Sài Gòn một cách lặng lẽ...

Và ngày 5-6-1911, chiếc tàu buôn Latusơ - Tơrơvin buông hồi còi dài chào từ biệt bến cảng Nhà Rồng mang theo người thầy giáo, người thanh niên yêu nước, người con ưu tú của dân tộc VN Nguyễn Tất Thành với tên mới: Văn Ba.

Từ người thanh niên yêu nước trở thành người thầy dạy học, người thầy cách mạng, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã sống cuộc sống người thầy đẹp đẽ như thế.

ĐOÀN HỒNG THÁI(Giáo viên Trường THCS Phan Sào Nam, TP Huế)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp