Các bạn trẻ đeo trên ngực áo chiếc nơ thắt bằng ruy băng xanh trong chương trình cam kết không xả rác vì một Việt Nam xanh hơn - Ảnh: Trung Uyên |
Tôi quay lại, cười phân bua: “Thấy rác dơ nên mình lượm chút vậy thôi mà!” rồi vào lớp dạy.
Với tôi, cúi lượm rác là chuyện bình thường khi mình thấy rác. Nhưng với các cô giáo, thầy giáo - những đồng nghiệp trẻ tuổi, họ không nghĩ như vậy. Khâu đào tạo ở trường sư phạm ít chú trọng tới việc dạy các kỹ năng cần thiết nên các thế hệ giáo viên khoảng chục năm gần đây quan niệm khá hời hợt về vai trò của người thầy trong việc giáo dục học sinh.
Việc dạy người (bằng lời nói, hành động, việc làm cụ thể...) hầu như không mấy ai lưu tâm. Họ cho rằng giáo dục đạo đức, khuyên nhủ học sinh là công việc của giáo viên chủ nhiệm, của nhà trường...
“Thầy chuyển qua ngành này hồi nào?” - một câu hỏi đầy ý châm chọc, mỉa mai việc làm tốt của đồng nghiệp; điều đó xin bạn đọc xem ai đúng, ai sai? Chắc ý của cô giáo là: lượm rác là chuyện của học sinh, của người lao công, không phải là chuyện của giáo viên!
Người thầy trong bài “Khi thầy quét lớp” thật đáng trân trọng. Người thầy là người bạn, người chia sẻ, đồng cảm; cùng sinh hoạt, lao động chung với các em. Qua việc lao động, quét lớp, thầy đã cảm hóa, giúp đỡ các em hiểu thêm rất nhiều về giá trị lao động, về nhận thức bản thân...
Những kỹ năng, hiểu biết đó sẽ giúp ích các em rất nhiều sau này, khi các em bước vào cuộc sống. Không có gì là xấu, là sai khi thầy quét lớp, lượm rác cùng học sinh. Ép học sinh học thêm, dạy “găm bài, găm kiến thức” để dạy thêm ở nhà mới là xấu, là chưa tốt!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận