09/04/2024 09:53 GMT+7

Thất thu ngoài rạp, lên Netflix lại hot trend, phim Việt sao vậy?

Nhiều phim Việt không thành công tại phòng vé nhưng lại có số lượng người xem lớn khi phát trực tuyến, thậm chí vượt mặt hàng loạt phim được đầu tư của nước ngoài.

Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu từng chìm nghỉm ngoài rạp giữ top 1 trên Netflix

Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu từng chìm nghỉm ngoài rạp giữ top 1 trên Netflix

Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu - phim hài Việt gây bất ngờ khi chiếm vị trí số 1 những phim được xem nhiều nhất trên nền tảng Netflix. Phim này ra rạp từ tháng 12-2023 và chỉ thu về hơn 23 tỉ đồng (số liệu từ Box Office Vietnam).

Doanh thu không tốt song khi lên sóng Netflix, Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu bỗng trở thành "ngựa ô" đáng gờm. Phim vượt mặt nhiều "bom tấn" như The Wages of Fears hay Heart of the Hunter về số lượng người xem.

Trước đó, Chiếm đoạt của đạo diễn Thắng Vũ (có sự tham gia của Miu Lê, Karik, Phương Anh Đào) cũng lọt top 10 danh sách phim được xem nhiều nhất Netflix dù doanh thu chỉ đạt 22,8 tỉ đồng và chất lượng gây tranh cãi.

Hay Fanti của đạo diễn Andy Nguyễn thất bại ngoài phòng vé (1,8 tỉ đồng) nhưng cũng được chú ý nhiều thời điểm mới phát trực tuyến.

Hình ảnh trên poster phim Fanti với hai diễn viên Thảo Tâm và Hồ Thu Anh - Ảnh: ĐPCC

Hình ảnh trên poster phim Fanti với hai diễn viên Thảo Tâm và Hồ Thu Anh - Ảnh: ĐPCC

Truyền thông khi ra rạp không hiệu quả

Nói với Tuổi Trẻ, nhà sản xuất Nguyễn Cao Tùng (phim Đảo độc đắc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Chiếm đoạt) cho biết phim chiếu rạp và phim chiếu trực tuyến có nhóm khách hàng mục tiêu khá khác nhau.

Đối tượng chính của phim rạp là nhóm khách hàng trẻ, độc thân, chọn xem phim tại rạp là hoạt động giải trí, hẹn hò, giao lưu xã hội.

Còn đối tượng chính của các nền tảng phát phim trực tuyến là nhóm có độ tuổi lớn hơn, đa số có gia đình, mê phim và không có nhiều thời gian để ra rạp. Ngoài ra, có một nhóm nữa thích chờ đợi phim rạp phát trực tuyến, do phim rạp vé mắc hơn.

Theo ông Tùng nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt này do việc truyền thông tiếp thị phim rạp chưa hiệu quả, khán giả chờ đợi cơ hội xem phim ở các kênh "bán hàng" khác.

"Chiến dịch tiếp thị chưa đủ tiếp cận để khán giả nhớ đến chuyện ra rạp xem phim đó. Hoặc chưa thể hiện với khán giả rằng đây là tác phẩm sẽ xứng đáng với những gì họ bỏ ra.

Thêm nữa, phim Việt Nam hiện nay lên Netflix quá sớm, chỉ từ 1-2 tháng sau chiếu rạp, khiến nhiều khán giả chờ đợi coi phim trên Netflix cho rẻ và tiện hơn" - ông Tùng nói.

Nhà biên kịch Kay Nguyễn (phim Mắt biếc, Công tử Bạc Liêu, Người bất tử) thì cho rằng xu hướng xem phim của khán giả có sự dịch chuyển lớn sau Covid-19 và thị trường ngày càng khắc nghiệt hơn. Phim Việt bị phân hóa rõ rệt hoặc "giàu thêm giàu" hoặc "lỗ thêm lỗ".

Bỏ qua chuyện chất lượng phim, Kay Nguyễn cũng đánh giá khâu marketing là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của khán giả. Với những dự án ít chi phí marketing, nền tảng trực tuyến có thể xem như cơ hội thứ hai để các nhà làm phim Việt tiếp cận khán giả.

Khán giả Việt vẫn luôn ưu tiên và ủng hộ phim Việt. Nếu chưa có cơ hội xem trên màn ảnh rộng, họ sẽ lựa chọn xem lại khi phim phát trực tuyến.
Nhà biên kịch Kay Nguyễn
Chiếm đoạt cũng chỉ

Chiếm đoạt cũng chỉ "ăn khách" khi phát trực tuyến

Phim trực tuyến sẽ thay rạp?

Dù các nền tảng chiếu phim trực tuyến đang phủ sóng ở Việt Nam nhưng ông Nguyễn Cao Tùng vẫn cho rằng "chắc chắn sẽ rất lâu để các nền tảng trực tuyến trở thành xu hướng chính của phim điện ảnh".

Ông phân tích: "Một phim chiếu rạp đầu tư ít nhất 10 tỉ đồng cho 90 phút và 3 tỉ đồng cho phần quảng cáo, phát hành.

Trong khi một phim phát trực tuyến như Trại hoa đỏ có ngân sách trên 2 tỉ đồng mỗi tập (45 phút), Hùng Long Phong Bá (từ 800 triệu - 1 tỉ đồng mỗi tập 30 phút)... thì khoảng cách đầu tư đang quá xa.

Trước đây đã có đồn thổi việc Thanh Sói (đạo diễn Ngô Thanh Vân) chỉ chiếu trên Netflix chứ không ra rạp, hay việc Netflix đầu tư sản xuất hàng loạt phim gốc ở Việt Nam...

Nhiều người hy vọng những hoạt động này sẽ cải biến cách vận hành, phát hành phim điện ảnh Việt nhưng làn sóng này vẫn chưa diễn ra".

Theo ông Tùng, trước mắt việc phát hành đa nền tảng để tối ưu hóa lợi nhuận vẫn là phương án bắt buộc ít nhất ba năm tới. Nhà biên kịch Kay Nguyễn cho rằng việc phim trực tuyến thay thế điện ảnh là xu hướng tất yếu.

Tuy nhiên với thị trường châu Á, nơi có dân số trẻ và nhiều người vẫn giữ thói quen tụ tập, la cà ngoài rạp mỗi cuối tuần như một nét văn hóa, tốc độ thay thế của phim phát trực tuyến sẽ diễn ra chậm hơn, có thể trong khoảng 20 năm tới.

Kay Nguyễn thừa nhận: "Phim điện ảnh ngày nay muốn hút khán giả thường phải đầu tư lớn, thế nên tạo sức ép thu hồi vốn. Do đó, phim phát trực tuyến sẽ được nhiều nhà đầu tư, sản xuất yêu thích hơn vì số vốn bỏ ra vừa phải, dễ dàng hơn".

Việt Nam đừng làm phim buồn khổ để lấy nước mắt nữa, khán giả sẽ phát ngánViệt Nam đừng làm phim buồn khổ để lấy nước mắt nữa, khán giả sẽ phát ngán

Tại Liên hoan phim quốc tế TP.HCM, nhà sản xuất Raymond Phathanavirangoon góp ý phim Việt Nam đang sa đà vào những phim buồn khổ, lấy nước mắt khán giả - điều Thái Lan từng vấp phải.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp