Phóng to |
Con số này tăng so với mức 10,8% hồi tháng 2, chồng chất áp lực lên chính phủ 17 quốc gia khu vực đồng tiền chung trong việc buộc phải chuyển từ chính sách khắc khổ sang chính sách tăng trưởng để phục hồi nền kinh tế. Tỉ lệ thất nghiệp đã tăng liên tiếp 11 tháng qua.
“Khu vực đồng euro suy thoái không phải là tin mới, nhưng việc mức độ suy thoái không hề dịu đi chút nào vào đầu mùa xuân mới là điều đáng lo ngại” - chuyên viên phân tích tại Hãng môi giới chứng khoán ODDO Securities (Pháp) Bruno Cavalier nhận định.
Tây Ban Nha có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong khu vực: 24,1%. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên dưới 25 tuổi ở nước này cũng đạt mức báo động: 51,1%. Chính quyền bảo thủ ở Tây Ban Nha chủ trương tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng khiến suy thoái dự kiến sẽ sâu sắc hơn, dấy lên nghi ngại việc nước này có thể đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách.
Hi Lạp là nước có tỉ lệ thất nghiệp cao thứ hai trong khu vực, ở mức 21,7% và tỉ lệ thanh niên trẻ thất nghiệp là 51,2%.
Đức là nước cổ xúy chính sách khắc khổ nhất với quan điểm cho rằng đó là cách thuyết phục thị trường và các nhà đầu tư quốc tế về cách kiểm soát khủng hoảng của khu vực. Tuy nhiên, nền kinh tế Đức cũng bắt đầu có những dấu hiệu tổn thương. Số người thất nghiệp chính thức của Đức trong tháng tư tăng lên 19.000 người, chiếm 5,6%.
Áo là nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất trong khu vực đồng tiền chung, ở mức 4%.
Theo Công ty nghiên cứu thị trường Markit, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của khu vực đồng tiền chung đã giảm mạnh từ 47,7% trong tháng 3 còn 45,9%, là tín hiệu cho thấy sự co lại của khối sản xuất trong tháng thứ chín liên tiếp.
Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực Liên minh châu Âu, gồm cả những quốc gia không phải thành viên khu vực đồng euro như Anh và Ba Lan, là 10,2% - không thay đổi so với tháng 2 nhưng vẫn cao hơn mức 9,4% của năm trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận