29/12/2024 14:54 GMT+7

Thảo dược và bấm huyệt hỗ trợ chữa viêm họng, tránh biến chứng

Viêm họng thường bị coi thường nhưng thực tế nhiều trường hợp đã thập tử nhất sinh vì biến chứng ở tim, khớp, thần kinh, đau bụng, tiểu ra máu… Liệu pháp tự nhiên rất đơn giản giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị bệnh này.

Thảo dược   bấm huyệt chữa viêm họng, tránh biến chứng... thấp khớp, đau tim - Ảnh 1.

Tư vấn cho bệnh nhân viêm họng bị biến chứng thấp tim - Ảnh minh họa

Có thể biến chứng nguy hiểm

Bé N.T.H. 12 tuổi, Hà Nội, bị viêm họng do thay đổi thời tiết. Gia đình tự điều trị ở nhà đến hết ho, sốt nhưng sau 3 tuần tự dưng các khớp bàn chân, bàn tay của bé sưng to, nóng đỏ đau rồi hết. 

Một thời gian sau, bé tức ngực, khó thở, đi khám bác sĩ kết luận thấp khớp cấp, hở van tim nặng phải phẫu thuật thay van nhân tạo. Nguyên nhân bắt nguồn từ viêm họng gây thấp tim dẫn đến biến chứng.

Lương y Hoàng Duy Tân - nguyên phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai - cho biết nếu không điều trị sớm, viêm họng có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thấp tim gây tử vong ở trẻ em. Bệnh thấp tim đang là nguyên nhân chính gây bệnh tim mắc phải và tử vong ở trẻ em và người trẻ tuổi ở nước ta. 

Thấp tim thường khởi phát từ nguyên nhân rất đơn giản do viêm họng, viêm đường hô hấp trên. Có rất nhiều loại vi rút hoặc vi trùng gây viêm họng, trong đó có loại được gọi là vi khuẩn liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A là gây biến chứng thấp khớp cấp hay còn gọi là bệnh thấp tim.

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Việt, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bệnh thấp tim là bệnh lý viêm tự miễn, xuất hiện sau khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường họng miệng do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A.

Trong vòng từ 2 - 3 tuần sau khi bị nhiễm liên cầu vùng hầu họng, nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách có thể sẽ tiến triển thành bệnh thấp tim. Bệnh thấp tim ở trẻ em phổ biến hơn các độ tuổi khác, tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là ngang nhau. Bệnh gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm về tim, khớp, não bộ và cả trên da.

Đối với sức khỏe tim mạch, tình trạng này có thể để lại những hậu quả kéo dài như viêm cơ tim, dày dính van tim, lâu ngày dẫn tới tổn thương van tim, rối loạn nhịp tim, bệnh suy tim, đột quỵ do tim mạch, thậm chí là tử vong.

GS.TS Trần Trung Dũng, chuyên gia xương khớp cho biết hiện có rất nhiều bệnh nhi, người trẻ tuổi bị thấp khớp cấp vào điều trị mà không biết nguyên do gây bệnh bắt nguồn từ viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn beta nhóm A (khoảng 30% viêm họng do liên cầu khuẩn beta nhóm A và 3% trong số này không được điều trị triệt để nên tiến triển thành thấp tim).

Loại liên cầu khuẩn này bình thường có thể tổn hại ngay trong họng những người khỏe mạnh, trong một điều kiện nào đó thì gây viêm họng và sau đó một số người mắc bệnh thấp tim.

Liên cầu khuẩn này không gây tổn thương trực tiếp tim mà thông qua cơ chế miễn dịch. Khi có vật lạ xâm nhập vào cơ thể, lập tức hệ miễn dịch của cơ thể kích hoạt, sản xuất ra các chất chống lại các vật lạ này (kháng thể) và tấn công cả các mô của cơ tim: tim, thận, khớp... vì các loại mô này có tính kháng nguyên giống vi khuẩn.

Biểu hiện sau vài tuần viêm họng, trẻ xuất hiện viêm khớp: khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, ít gặp viêm các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, hoặc viêm một khớp đơn độc... sau đó gây biến chứng vào tim, thần kinh như múa giật, liệt, hôn mê; đau bụng, tiểu ra máu...

Thảo dược   bấm huyệt chữa viêm họng, tránh biến chứng... thấp khớp, đau tim - Ảnh 2.

Các huyệt có tác dụng phòng chữa đau họng

Liệu pháp tự nhiên phòng chữa bệnh

Lương y Hoàng Duy Tân cho biết biện pháp phòng ngừa đau họng khá đơn giản như giữ ấm vùng cổ, tránh uống nước lạnh quá gây viêm họng, ngậm nước muối ngày hai lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 

Bên cạnh đó người bệnh nên tránh môi trường ẩm thấp, đi khám mỗi khi viêm họng để được điều trị thì có thể phòng ngừa được thấp tim tái phát.

Để điều trị đau họng, hãy thực hiện bấm mạnh các huyệt: thiếu thương, thương dương, quan xung, đại lăng trên bàn tay. Bấm mạnh mỗi huyệt 10 lần. 

Đặc biệt, tùy theo bệnh lý để dùng thảo dược trị liệu cho phù hợp:

Chứng thực là khi cơ thể đang khỏe mạnh nhưng bị nhiễm các yếu tố gây bệnh quá mạnh như cảm lạnh, không khí ô nhiễm… sẽ gây ra viêm họng, có thể dùng:

- Dùng 300ml nước sôi để ấm pha với 50 gam muối và một muỗng cà phê nước cốt chanh, ngậm nhiều lần trong ngày hoặc ngậm nuốt dần.

- Sắc 30 gam quả táo mèo và 6 gam lá chè, 30 gam đường phèn cùng với 500ml nước cho đến khi còn lại 200ml nước, chia 2 lần, uống lúc đói bụng.

- Rửa sạch 10 gam vỏ quả lê, 15 gam vỏ cây mía (mía lau càng tốt); sắc với 650ml nước cho đến khi còn lại 300ml, dùng uống thay nước chè trong ngày.

- Lấy từ 5-10 trái tắc (quất) ướp muối, nấu với 650ml nước cho đến khi còn lại 300ml, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát quả quất, chế nước sôi để nguội vào khuấy đều để uống.

- Lấy thân rễ cây rẽ quạt (xạ can) ngâm vào nước vo gạo từ 1-2 ngày; xắt mỏng, phơi khô để dùng dần. Khi dùng, lấy từ 3-6 gam tán bột mịn để ngậm nuốt nước từ từ. Có thể sắc với 300ml nước cho đến khi còn lại 100ml, ngậm nuốt dần.

Khác với chứng thực, chứng hư phải khi thể trạng yếu đuối, sức đề kháng giảm sút nên dễ bị viêm họng khi thời tiết, môi trường biến đổi nhẹ. Có thể dùng các bài thuốc sau để trị chứng hư:

- Sắc 3-6 gam củ rễ cây rẻ quạt, 10 gam lá dâu tằm, 8 gam lá húng chanh với 650ml nước cho đến khi còn lại 300ml, hòa với ít mật ong, chia 2-3 lần, uống trước bữa ăn.

- Lấy từ 5-10 trái tắc ướp muối, nấu với 650ml nước cho đến khi còn lại 300ml, thêm 1/2 muỗng cà phê nước cốt gừng, 20-30 gam mật ong, uống thay nước chè trong ngày. Có thể đâm nát quả quất, hòa với nước cốt gừng và mật ong, chế nước sôi để nguội vào khuấy đều để uống.

- Sắc 20 gam củ sắn dây khô, 20 gam rau má với 650ml nước cho đến khi còn lại 200ml, hòa với 1/2 muỗng cà phê nước cốt gừng, 20-30 gam mật ong, chia 2 lần, uống trước bữa ăn.

- Khế chua 500 gam, rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước cốt, hòa với ít muối ngậm nuốt dần hoặc ăn 1-2 quả khế, chấm với ít muối.

Dùng củ hành ta và gừng tươi (mỗi thứ 50 gam) đem giã hơi dập rồi cho vào 2 muỗng giấm ăn, trộn đều; sau đó cho những thứ trên vào tô nước sôi rồi xông, hít hơi bốc lên cho xộc vào họng, mũi để trị viêm họng, viêm mũi.

Biện pháp phòng ngừa khá đơn giản như giữ ấm vùng cổ, tránh uống nước lạnh quá gây viêm họng, ngậm nước muối ngày hai lần vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể lây lan từ người này sang người khác. Vì thế, người bị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn cần phải cách ly để tránh lây cho người khác.

Bên cạnh đó người bệnh nên tránh môi trường ẩm thấp, đi khám mỗi khi viêm họng để được điều trị thì có thể phòng ngừa được thấp tim tái phát.

Thảo dược và bấm huyệt hỗ trợ chữa viêm họng, tránh biến chứng - Ảnh 3.Viêm họng, viêm xoang không nên tự ý sử dụng kháng sinh

Viêm họng, viêm mũi xoang là những bệnh lý hô hấp phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra hai bệnh này và nếu dùng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp