Công trình xây dựng tại gò Kim Châu trong khu vực hồ Văn thuộc di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh: K.M.SƠN |
Ông Lê Xuân Kiêu - giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết công trình thờ tự tại gò Kim Châu có cách đây mấy chục năm nhưng diện tích nhỏ. Dần dần công trình này được cải tạo và đến ngày 13-9 thì rộng đến 30m2.
“Theo tinh thần của phường Quốc Tử Giám thống nhất với các bên liên quan, những phần xây mới của công trình này sẽ hạ xuống và trả lại nguyên trạng công trình trước ngày 13-9. Đây là công trình nằm trong khu vực bảo vệ 1 (vũng lõi) của di tích” - ông Lê Xuân Kiêu nói.
Trước đó, đêm 13-9, một số người dân thường trú tại phường Quốc Tử Giám tự ý chở vật liệu xây dựng vào gò Kim Châu trong hồ Văn để xây điện thờ Mẫu.
Việc phá dỡ công trình đó là để bảo vệ di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là điểm nhấn văn hoá của đất nước, nên không thể để xảy ra sự lộn xộn được. |
Trước sự việc trên, ngày 22-9, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ký văn bản chỉ đạo Chủ tịch UBND quận Đống Đa chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT, Công an TP Hà Nội, Sở Xây dựng, Ban Tôn giáo thành phố, xây dựng và thực hiện ngay phương án đảm bảo công tác an ninh, trật tự, giải quyết triệt để tình trạng xâm hại di tích, giải tỏa, chấm dứt hoạt động xây dựng trái quy định tại khu vực gò Kim Châu trong tháng 10-2016.
Ngày 12-10, khi các đơn vị chức năng tiến hành xử lý công trình xây dựng trái phép này thì một số người ngăn cản quyết liệt với lý do đây là nơi thờ tự tâm linh của người dân xung quanh.
Gò Kim Châu không phải nơi thờ tự Trên gò Kim Châu có một tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong dịp tu sửa Văn Miếu và nạo vét Hồ Văn. Tấm bia do Hoàng giáp Lê Hữu Thanh là Bố chánh (tương đương Chủ tịch UBND TP hiện nay) Hà Nội soạn, Án sát Hà Nội Đặng Tá duyệt, Phó bảng Phạm Xuân Trạch kiểm duyệt, Tú tài Trần Quang Luyện viết chữ. Bia có bài ký ghi rõ: Trước Văn Miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, đời vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng (tương đương Thủ tướng hiện nay) Phạm Công Trứ có làm 10 bài thơ vịnh ghi lại cảnh đẹp. Lâu ngày cát đọng lại, cỏ dại mọc lan, lòng hồ ngày càng nông cạn, thu hẹp lại. Mùa thu năm 1863, Bố chánh Lê Hữu Thanh cùng Án sát Đặng Tá sửa sang khu hồ, mở rộng chỗ hẹp, khơi sâu chỗ nông, phá chỗ rậm rạp cho phong quang để thấy rõ cảnh trí của hồ, của núi. Như vậy, gò Kim Châu chỉ là nơi thưởng ngoạn phong cảnh chứ không phải nơi thờ tự tâm linh. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận