TTO - Hiếm có cặp vợ chồng nghệ sĩ điện ảnh nào như và , mỗi người đều có một sự nghiệp riêng và trong sự nghiệp của mỗi người đều có hình bóng của nhau.

ầu hết các bộ phim quan trọng trong cuộc đời của đạo diễn Thanh Vân đều do vợ anh làm phó đạo diễn. Và những bộ phim quan trọng trong sự nghiệp của Nhuệ Giang đều do chồng chị làm phó đạo diễn hoặc điều hành sản xuất.

Họ cùng nhau đi trên con đường điện ảnh của những năm đất nước còn muôn vàn khó khăn. Cả hai lặng lẽ bù đắp cho nhau, để cùng tạo nên khoảng thời gian sáng tạo rực rỡ nhất của cả hai người.

Thanh Vân và Nhuệ Giang có một khởi đầu rất giống nhau. Cả hai đều là con nhà nòi. Thanh Vân là con của cố NSND, đạo diễn Hải Ninh, còn Nhuệ Giang là con của cố NSND, đạo diễn Phạm Văn Khoa. Tốt nghiệp trung học, cả hai người đều chọn vào Đại học Kiến trúc. Nhưng cả hai đều sớm nhận ra họ không thuộc về nghề này.

Nhuệ Giang sau khi đi làm được hai năm quyết định bỏ nghề kiến trúc, thi vào Đại học Sân khấu Điện ảnh. Còn Thanh Vân học đến năm thứ tư Đại học Kiến trúc, chuyển sang thi Đại học Sân khấu Điện ảnh.

Quyết định của hai người con bướng bỉnh khiến cha mẹ của họ rất lo lắng, nhưng hai gia đình vẫn tôn trọng lựa chọn của con. Từ chỗ không quen biết nhau, hai con người có hoàn cảnh sống rất giống nhau này đã gặp được nhau.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 2.

Vào lớp Đạo diễn, Thanh Vân và Nhuệ Giang nhanh chóng thân quen vì chơi chung với một nhóm bạn. Đó là khoảng thời gian thuần khiết nhất của những sinh viên đam mê nghệ thuật. 

Đến năm thứ ba, Thanh Vân và Nhuệ Giang xin theo đoàn làm phim Đứng trước biển của đạo diễn Trần Phương. Suốt bốn tháng trời ở biển với đoàn làm phim "lằng nhằng thế nào rồi yêu nhau, có thể vì không khí biển cũng nên", Nhuệ Giang nói.

Khi cả hai quyết định kết hôn. Nhuệ Giang có một yêu cầu được tiếp tục ở nhà của bố mẹ. "Thời gian đó ông Khoa ốm đau, Giang không thể đi được, nên tôi quyết định sẽ về nhà cô ấy", Thanh Vân cho biết.

Còn Nhuệ Giang thú thật ngoài chuyện phải chăm sóc cha, chị không muốn rời căn nhà tuổi thơ. "Hồi xưa căn nhà đẹp lắm. Tôi có thể phóng xe từ phòng này sang phòng kia, ở dưới có sân vườn rộng rãi. Nhưng khi cha mẹ ly hôn, căn nhà được ngăn đôi", Nhuệ Giang hồi tưởng.

Nhuệ Giang đã sống trong căn phòng nhỏ 25m2 với cha cùng với sự tự do tuyệt đối mà ông dành cho con gái. Khi Thanh Vân về, căn phòng trở nên ngăn nắp và vui tươi hơn.

Trên những bức tường ngoài tranh của đạo diễn Phạm Văn Khoa để lại, nay có thêm những bức tranh yêu thích của Thanh Vân. Sau nhiều năm tháng, tranh đã treo kín tường, căn phòng như chật thêm bởi thú sưu tập của Thanh Vân.

Khu nhà ngày càng bị thu hẹp bởi các hộ dân cơi nới. Hai vợ chồng Vân - Giang nhiều lúc cảm thấy thèm một ngọn gió trời những muốn chuyển lên chung cư, nhưng vì quá gắn bó với căn phòng mà ở lại.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 3.


Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 4.

hời Thanh Vân và Nhuệ Giang về Hãng phim Truyện Việt Nam làm việc, điện ảnh đã xóa bao cấp, đã hết thời hoàng kim. Mỗi năm nhà nước chỉ tài trợ hoặc đặt hàng làm 10 đến 12 phim. Dẫu vậy họ vẫn được đào tạo rất nghiêm khắc. Mỗi người ít nhất phải làm phó đạo diễn cho ba phim may ra mới được giao phim để làm đạo diễn chính.

Thanh Vân đã làm phó đạo diễn cho phim Đêm hội Long Trì, Kiếp phù du của đạo diễn Hải Ninh và phim Tướng về hưu của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi.

Còn Nhuệ Giang là cánh tay phải đắc lực của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Chị làm phó đạo diễn cho bốn bộ phim quan trọng trong sự nghiệp điện ảnh của ông: Trở về, Thương nhớ đồng quê, Hà Nội Mùa đông 46, Mùa ổi.

Được học từ những người thầy tốt nhất, khi bước ra làm phim đầu tay, Thanh Vân và Nhuệ Giang nhanh chóng chứng tỏ họ có thể trở thành đồng nghiệp một cách bình đẳng với những người cha nổi tiếng của họ.

Bộ phim dài đầu tay Chuyện tình trong ngõ hẹp của Thanh Vân đã đoạt Giải khuyến khích phim đầu tay của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1993. Còn bộ phim ngắn Chú bé Culi của Nhuệ Giang đã bán được cho kênh Canal+ của Pháp. Đó là khởi đầu không tồi cho những đạo diễn mới vào nghề.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 6.

Ngay từ đầu Thanh Vân và Nhuệ Giang đã chọn trở thành cộng sự của nhau. Khi nào Thanh Vân làm đạo diễn, Nhuệ Giang sẽ làm phó và ngược lại. Những năm sau này, Thanh Vân còn kiêm vai trò điều hành sản xuất phim của Nhuệ Giang.

Nhuệ Giang đã từng tuyển nhiều diễn viên không chuyên góp phần làm nên thành công cho những bộ phim của đạo diễn nổi tiếng Đặng Nhật Minh, sau này là cho phim của Thanh Vân.

"Giang là người có trực cảm mạnh mẽ khi chọn diễn viên. Chính cô ấy tìm thấy Mai Hoa cho Đời Cát, Lan Hà cho Trái tim bé bỏng và Thu Trang cho Thung lũng hoang vắng. Cô ấy là người vô cùng kiên nhẫn hướng dẫn từ diễn viên quần chúng đến diễn viên chính cho đến khi nào đạt mới thôi", Thanh Vân kể.

Nhuệ Giang làm phó đạo diễn cho Thanh Vân từ phim đầu tay Chuyện tình trong ngõ hẹp (1992), Cây bạch đàn vô danh (1994), Khoảng vỡ (1998), cho đến ba bộ phim làm nên tên tuổi của anh: Đời cát (1999), Người đàn bà mộng du (2003).

Còn Thanh Vân làm phó đạo diễn cho phim đầu tay của Nhuệ Giang là Bỏ trốn (1996), Thung lũng hoang vắng (2001). Sau đó Thanh Vân còn điều hành sản xuất hai phim điện ảnh Tâm hồn mẹ (2011), Lạc lối (2013) và một phim truyền hình Trò đời (2013) cho Nhuệ Giang.

Họ không đơn độc khi đã tìm thấy một ê-kíp gồm những cộng sự ăn ý như biên kịch Nguyễn Quang Lập, nhà quay phim Nguyễn Hữu Tuấn, Lý Thái Dũng, Nguyễn Đức Việt, diễn viên Hồng Ánh… để xây dựng tình bạn nghệ sĩ, gắn bó dài lâu trên con đường làm phim đầy gian truân.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 7.

hi Đời cát chiếu ở Nhật, người ta đã hỏi kinh phí sản xuất phim này là bao nhiêu. Tôi nói 50.000 USD, họ đã ồ lên kinh ngạc vì phim bối cảnh phức tạp như thế làm với giá đó là quá rẻ", Thanh Vân kể. Trong điều kiện làm phim vô cùng khó khăn ở Việt Nam, Thanh Vân và Nhuệ Giang đã dồn tất cả tài lực, tâm huyết cho mỗi bộ phim họ làm. Lúc nào họ cũng chỉ đau đáu một câu hỏi: "Làm thế nào để phim hay hơn?".

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 9.

Đời cát khi chiếu tại Việt Nam bị ế khách, nhưng sau khi đoạt giải Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương năm 2000, khán giả đã ùn ùn ra rạp xem bộ phim này.

Số phận Đời cát xém chút nữa là phim truyền hình. Trước đó nhà đài đã cấp ngân sách cho đạo diễn Thanh Vân đi chọn cảnh, nhưng vào phút chót một người trong đài đã nói sẽ rất phí nếu chỉ làm phim truyền hình. Thế là Thanh Vân quyết định rút kịch bản về để chuyển sang làm phim điện ảnh.

May cho Thanh Vân, kịch bản Đời cát được tân Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam thời bấy giờ là biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chấp thuận.

Thanh Vân đã dồn tất cả tâm huyết cho dự án này. Riêng không gian nhà của nhân vật Thoa, anh sử dụng bối cảnh ở ba nơi khác nhau: Quang Phú, Lệ Thủy (Quảng Bình), Phú Lộc (Huế).

Sự kĩ tính của Thanh Vân trong việc chọn bối cảnh luôn khiến Nhuệ Giang cảm động. Tới khi chị làm Thung lũng hoang vắng, cả hai có thể lựa chọn địa điểm rất đẹp và tiện lợi ở Nghĩa Lộ. Nhưng Thanh Vân vẫn cố đến Sa Pa để tìm một địa điểm "ép phê" hơn.

Cuối cùng họ chọn một ngôi làng cách Sa Pa 30km, không có điện, phải dùng nước suối cho sinh hoạt. Đường đi khó khăn đến mức làm hỏng hai cái máy nổ, đến lần thứ ba mới đưa được máy nổ công suất lớn nhất Hà Nội vào địa điểm quay. Người lái xe khóc ròng.

Ngôi trường nơi đoàn làm phim mượn địa điểm chỉ có đúng một cô giáo, cuộc sống khó khăn hơn trong phim rất nhiều. Toàn bộ học trò được huy động đóng phim đều ở những ngôi nhà xa lắc xa lơ, mà đoàn phải mất rất nhiều công sức mới tập hợp được.

Nhuệ Giang luôn thích chọn người địa phương làm diễn viên để bộ phim có được sự chân thực nhất. Bằng sự kiên nhẫn vô biên, chị đã khiến những đứa trẻ không hiểu tiếng Kinh vào phim một cách tự nhiên nhất.

"Chúng tôi phải tập cho ông Đông, một người địa phương, diễn 20 lần chỉ với một cảnh đơn giản. Đến lần thứ 20 quay thật ông ấy làm đúng, cả đoàn vỗ tay ầm ĩ", Nhuệ Giang hồi tưởng.

Nhớ lại thời làm Đời cát, Thung lũng hoang vắng, Vân - Giang đều cảm nhận thấy bầu máu nóng của tuổi trẻ một thời.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 10.

"Thời làm Thung lũng hoang vắng, tôi, Thanh Vân, Lý Thái Dũng, Hồng Ánh đều lao động hết mình. Hồng Ánh thức đến sáng chỉ để quay mấy cận cảnh. Lúc quay xong, tầm hai, ba giờ sáng mới kéo nhau về, cả đoàn bao giờ cũng hát vang, vui lắm", Nhuệ Giang kể.

Thanh Vân cho biết nếu được làm lại anh vẫn sẽ chọn cảnh cầu kì như thế.

Với Nhuệ Giang, Thanh Vân không chỉ là một phó đạo diễn lý tưởng mà còn là một nhà sản xuất tuyệt vời, vì anh luôn tính toán sao cho tốt nhất với bộ phim.

Năm 2011 khi Nhuệ Giang làm Tâm hồn mẹ, quyết tâm thử thu tiếng đồng bộ, Thanh Vân lại phải nghĩ ra phương kế tắt tiếng ồn. Anh thuê người thả cái máy nổ xuống bãi giữa Long Biên.

Vì máy nổ của hãng đã cũ nên kêu rất to. Anh đã dòng dây điện cách 200m so với địa điểm quay, đào hố đặt máy nổ xuống dưới để cách âm.

Năm 2013, Nhuệ Giang làm phim Lạc lối, cũng chính Thanh Vân đề ra sáng kiến đập tường thông hai phòng trọ để máy quay có chỗ di chuyển. Anh tìm bằng được ông chủ nhà để thương lượng và thành công.

Nhuệ Giang kể khi chị làm phim truyền hình Trò đời, Thanh Vân là người bỏ tiền túi thuê thêm một chiếc xe ô tô cổ màu trắng vì thấy cả bộ phim truyền hình 32 tập mà tất cả các nhân vật chỉ đi một chiếc xe màu đen thì không đành lòng.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 11.

Bằng cách song hành, giúp đỡ nhau vô điều kiện, mỗi người đã có được ít nhất ba tác phẩm quan trọng cho sự nghiệp của mình.

Với Thanh Vân đó là Đời cát (1999), Người đàn bà mộng du (2003), Trái tim bé bỏng (2008), Cây bạch đàn vô danh (1994). Với Nhuệ Giang đó là Thung lũng hoang vắng (2001), Tâm hồn mẹ (2011), Lạc lối (2013).

Không làm những phim đại cảnh hoàng tráng như người cha là đạo diễn Hải Ninh, Thanh Vân thích tìm trong văn học những câu chuyện hậu chiến, đi sâu vào phân tích số phận con người.

Còn Nhuệ Giang thừa nhận chị ảnh hưởng từ bố là đạo diễn Phạm Văn Khoa, những bộ phim của chị hướng về những con người nhỏ bé.

Thanh Vân và Nhuệ Giang làm việc trên cơ sở độc lập, tôn trọng nhau, khi cần thì góp ý, hiến kế cho nhau. Họ luôn hỗ trợ tối đa cho nhau.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 12.

Có một giai đoạn Nhuệ Giang bế tắc vì chị rất ít khi được giao phim. Chị đã xin được học bổng của Quỹ Ford năm 2004, luyện thi vượt qua nỗi ám ảnh tiếng Anh, để sang Mỹ học gần bốn tháng. Năm 2005, Nhuệ Giang dùng một năm nghiên cứu lịch sử điện ảnh, sau đó đi dạy trong sáu năm. Nhưng khát khao được làm phim chưa bao giờ tắt. Chị làm phim truyền hình lấy ngắn nuôi dài, và vẫn đầu tư vô cùng tỉ mẩn.

Nữ đạo diễn này cho biết cái sự muốn trong phim ảnh rất nhiều nhưng đôi khi bất lực.

"Ở nước ngoài làm phim là sự hội tụ của những ê-kíp đầy tài năng, đồng bộ về thẩm mĩ. Còn ở mình, vẫn có khoảng cách giữa cái mình thật sự muốn và cái mình có thể đạt được. Đôi khi phim là sự bất lực của rất nhiều thành phần nghệ thuật", Nhuệ Giang nói.

Nhuệ Giang đã về hưu năm ngoái còn Thanh Vân hiện vẫn còn đang trong biên chế Hãng phim Truyện Việt Nam. Cả hai đều cảm thấy mình đã bước ra ngoài guồng quay của điện ảnh.

"Càng xem phim nước ngoài tôi càng thấy thèm. Nhưng lựa chọn kịch bản của tôi bây giờ rất khó được duyệt. Dường như tôi không còn phù hợp với môi trường này nữa", Nhuệ Giang nói.

Sau một thời gian dài không được làm phim, Thanh Vân thú nhận: 

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 14.

Đành nuôi lại đam mê bằng cách xem phim hay. May là thế giới điện ảnh như mình mơ ước vẫn tồn tại, dù nó là ở bên ngoài. Nhưng nó là điện ảnh, nó khiến mình không bao giờ thôi say mê".

Trong suốt cuộc trò chuyện với hai vợ chồng Nhuệ Giang, Thanh Vân, Amour - bộ phim về một cặp vợ chồng già của Pháp - đột nhiên xuất hiện giữa câu chuyện của chúng tôi.

Nhuệ Giang với sự mẫn cảm của nữ giới hẳn đã tìm thấy nhiều sự đồng cảm với bộ phim này.

"Tôi luôn nhớ Amour, tôi bị bộ phim ám ảnh. Già mà yêu nhau mới khó, vì lúc bệnh tật, trở tính mới là lúc cần nhau", Nhuệ Giang nói.

Còn Thanh Vân, với bản tính một người đàn ông kín đáo đưa câu chuyện về phim ảnh: "Bộ phim này khiến tôi nghĩ đến một quan niệm rất buồn cười ở Việt Nam. Họ cho rằng một phim như Amour chỉ có hai người già với nhau, diễn biến chầm chậm, tẻ nhạt rất cũ. Kịch bản như thế này ở Việt Nam khó lòng được duyệt. Trong khi đó Amour là hiện thân của phim nghệ thuật châu Âu, đã thắng rất nhiều giải lớn trên thế giới".

Nhuệ Giang lại kéo câu chuyện trở về mối quan tâm cá nhân, chị thừa nhận Thanh Vân là người đàn ông đặc biệt, ham mê rất nhiều thứ, dành rất nhiều thời gian cho bạn bè. Sau nhiều năm chị nhận thấy chẳng ai có thể thay đổi được ai, chỉ có cách chấp nhận nhau.

Thanh Vân tủm tỉm cười: "Tôi thấy trên mạng có câu rất hay: Cô vợ hay càm ràm là cô vợ tốt".

Nhuệ Giang nhẹ nhàng đáp lời: "Chỉ sợ đến lúc vợ chuyển sang lạnh lùng, không nói gì mới là đáng sợ".

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 15.
Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 16.

Chuyện tình trong ngõ hẹp (1992): Giải khuyến khích phim đầu tay của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1993.

Cây bạch đàn vô danh (1994): Giải Ngọn đuốc đồng tại Liên hoan quốc tế Bình Nhưỡng; Giành bốn giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11: Bông sen bạc, Nữ diễn viên xuất sắc (Lê Vi), Quay phim xuất sắc (Nguyễn Đức Việt), Âm nhạc xuất sắc (Phó Đức Phương).

Khoảng vỡ (1998): Không có giải

Đời cát (1999): Giải Phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc (Mai Hoa), Nữ diễn viên phụ xuất sắc (Hồng Ánh) tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương 2000; Giải OCIC Award và Chú ý đặc biệt của Liên hoan phim Amiens 2000; Giành bốn giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13: Bông sen vàng, Đạo diễn xuất sắc (Thanh Vân), Nữ diễn viên chính xuất sắc (Hồng Ánh), Nữ diễn viên phụ xuất sắc (Lan Hà); Giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam 1999.

Người đàn bà mộng du (2003): Giải đặc biệt của Ban giám khảo tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 49; Giành năm giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14: Bông sen vàng, Đạo diễn xuất sắc (Thanh Vân), Quay phim xuất sắc (Nguyễn Hữu Tuấn), Nữ diễn viên chính xuất sắc (Hồng Ánh), Nam diễn viên phụ xuất sắc (Lê Vũ Long); Cánh diều vàng của Hội điện ảnh Việt Nam năm 2003.

Trái tim bé bỏng (2008): Bằng khen của NETPAC của Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 2008; Hai giải tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 16: Nữ diễn viên chính xuất sắc (Lan Hà), Nữ diễn viên phụ xuất sắc (Hồng Ánh); Cánh diều bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2007

Sống cùng lịch sử (2014): Quay phim xuất sắc (Lý Thái Dũng), Âm nhạc trong phim xuất sắc (Quốc Trung) tại giải Cánh diều 2014.

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 18.

Chú bé Culi (1992): Bán được cho kênh Cannal+ của Pháp

Bỏ trốn (1996): Giải Bằng khen của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12; Giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam 1996.

Thung lũng hoang vắng (2001): Giải Fipressci (của Liên đoàn các nhà phê bình phim quốc tế) cho gương mặt đạo diễn mới của châu Á tại Liên hoan phim Quốc tế Melbourne năm 2002; Giành bốn giải tại tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13: Bông sen Bạc, Quay phim xuất sắc (Lý Thái Dũng), Nữ diễn viên chính xuất sắc (Hồng Ánh), Biên kịch xuất sắc (Nguyễn Quang Lập); Giải B của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2001.

Thung lũng hoang vắng (2001)

Tâm hồn mẹ (2011): Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc cho diễn viên nhí Phùng Hoa Hoài Linh tại Liên hoan phim Dubai năm 2011; Giải Phim hay nhất tại Liên hoan phim Việt Nam tại Pháp năm 2014; Bằng khen của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17.

Lạc lối (2013): Giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18, Cánh diều Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2012.

Các cảnh trong phim "Lạc lối"

Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau - Ảnh 21.

NGỌC DIỆP
NAM TRẦN
THÙY TRANG
BẢO SUZU
24/04/2018
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp