04/09/2024 15:18 GMT+7

Thanh tra Chính phủ: Có một số cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chạy theo cám dỗ vật chất, địa vị

Tổng Thanh tra Chính phủ nêu rõ thực tế có một bộ phận cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý chạy theo cám dỗ vật chất, địa vị, trở thành những 'con sâu', gây hại nghiêm trọng.

Thanh tra Chính phủ nói về một số cán bộ trở thành 'con sâu' gây hại nghiêm trọng - Ảnh 1.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong - Ảnh: GIA HÂN

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã có trả lời kiến nghị của cử tri một số tỉnh gửi trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân người vi phạm

Cử tri băn khoăn rằng Luật Phòng, chống tham nhũng chưa đủ sức răn đe, khi liên tục có nhiều vụ án tham nhũng được thanh tra, truy tố với số tiền thất thoát hàng ngàn tỉ đồng, đặc biệt nhiều vụ án có liên quan đến cán bộ cấp cao của Nhà nước.

Cử tri kiến nghị đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời có giải pháp quyết liệt, tăng chế tài hơn nữa nhằm ngăn chặn có hiệu quả; nhất là các vụ án gây thất thoát lớn...

Trả lời nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã quy định về xử lý người có hành vi tham nhũng, người có hành vi tham nhũng tùy từng mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự.

Cụ thể, người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

Người tham nhũng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc; với đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND.

Ngoài ra, luật còn quy định xử lý các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Riêng đối với hành vi tham nhũng, ngoài Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ luật Hình sự cũng có quy định về các tội phạm tham nhũng.

Việc xử lý với các hành vi này theo quy định pháp luật hiện hành rất nghiêm khắc và cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân người có hành vi vi phạm. Một số hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự người vi phạm có thể bị tù chung thân hoặc tử hình...

Trong 6 tháng, kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý

Trong trả lời cử tri, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chỉ rõ thời gian gần đây, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng đã ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến rõ rệt.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023).

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Thực tiễn đó, theo ông Phong cho thấy có một bộ phận cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý, thậm chí giữ chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị đã không nghiêm túc, gương mẫu trong tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Họ chạy theo những cám dỗ vật chất, địa vị mà quên đi lời thề với Đảng, với nhân dân, trở thành những "con sâu", những mầm mống gây hại nghiêm trọng đến sự nghiệp cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân đang dày công thực hiện.

Điều này, theo ông Phong đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nhìn nhận, tự soi, tự sửa, tự tu dưỡng bản thân...

Với tinh thần đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực, những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã lãnh đạo, chỉ đạo xử lý nghiêm nhiều vụ việc nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận.

Như vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, Cục Đăng kiểm Việt Nam, vụ án chuyến bay giải cứu... trong đó đưa ra những hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những cán bộ, đảng viên có liên quan.

Đây cũng là lời răn đe, cảnh tỉnh đối với bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa vững vàng về bản lĩnh, còn dao động trước những cám dỗ về vật chất để tự giác soi lại mình...

Thanh tra Chính phủ nói về một số cán bộ trở thành 'con sâu' gây hại nghiêm trọng - Ảnh 3.Tổng Thanh tra Chính phủ phản hồi kiến nghị thanh tra toàn quốc các chung cư thuộc sở hữu Nhà nước

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã có phản hồi về kiến nghị thanh tra trên phạm vi toàn quốc với việc quản lý, sử dụng chung cư thuộc sở hữu Nhà nước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp