Hội thảo cũng đưa ra đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015 tại TP.HCM.
Theo các đại biểu, thách thức lớn nhất hiện nay đối với dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên là nhận thức chưa đúng của một bộ phận thanh niên, gia đình và xã hội về học nghề, định hướng nghề nghiệp của thanh niên còn thiên lệch về công việc hành chính, nhiều thanh niên coi việc học nghề là lựa chọn cuối cùng.
Bên cạnh đó, các đại biểu khác lại đưa ra nhiều hạn chế khác như: một số chính sách chưa đồng bộ như cơ chế, chính sách dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề; một số chính sách đã được ban hành nhưng triển khai chậm…
Các đại biểu đề xuất công tác đào tạo nghề cho thanh niên cần gắn với các tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp như: năng lực thực hành nghề chuyên môn; nâng cao kỹ năng mềm, nhất là giao tiếp và làm việc nhóm; kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm lao động; có năng lực sử dụng tin học và một ngoại ngữ; hiểu biết về pháp luật lao động…
Tại hội thảo, ông Trần Anh Tuấn, đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết trong giai đoạn 2015-2020, dự kiến mỗi năm nhu cầu nhân lực thành phố khoảng 270.000 chỗ làm việc còn trống, trong đó số nhân lực qua trình độ đào tạo từ sơ cấp nghề đến đại học khoảng 202.500 nhân lực/năm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận