Ông Hồ Quang Lợi trao quyết định Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho bà Trần Thị Kim Hoa - Ảnh: DANH TRỌNG |
Tại buổi lễ, nhiều tập thể, cá nhân đã hiến tặng nhiều tác phẩm báo chí có giá trị cho bảo tàng.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bảo tàng Báo chí Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các di sản văn hóa phản ánh tiến trình hình thành và phát triển của nền báo chí Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bảo tàng Báo chí Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa báo chí Việt Nam.
Tại buổi lễ, bà Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã được trao quyết định làm Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Ngay trong buổi lễ, đã có nhiều tập thể, cá nhân tham gia hiến tặng hiện vật, tài liệu cho bảo tàng. Các hiện vật được hiến tặng chủ yếu là hiện vật giấy, chữ viết, các số báo và tập lưu báo gốc quý xuất bản từ 1945 đến trước 1975.
Một số hiện vật có giá trị lịch sử cũng được hiến tặng như chiếc máy in Tipô sản xuất năm 1966 do công ty in Việt Lập từ Cao Bằng mang xuống tặng. Việt Lập là công ty in gắn với tên tuổi tờ báo Việt Nam Độc Lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập tại Pắc Pó - Cao Bằng 76 năm trước.
Đặc biệt tại buổi lễ, Bảo tàng đã nhận được 4 pho tượng nhà báo liệt sĩ đúc bằng đồng có giá trị do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong - con trai Nhà báo liệt sĩ Trần Bỉnh Khuôi thực hiện. Đây là những chân dung khắc họa tiêu biểu cho những người làm báo đã có nhiều cống hiến cho nền báo chí nước nhà.
Trong khuôn khổ lễ công bố, 152 tập lưu báo và tạp chí bản gốc và 2 tập lưu báo cắt dán: Gia Định Báo (gồm 4 quyển), Hoàng Sa - Trường Sa (gồm 1200 tờ báo cắt dán) cũng được nhà báo, nhà sưu tầm Trần Thanh Phương hiến tặng.
Các hiện vật được tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh: DANH TRỌNG |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận