23/02/2024 16:19 GMT+7

Tháng đầu năm, Việt Nam chi hơn 250 triệu USD nhập khẩu bắp

Trong tháng 1, Việt Nam chi hơn 250 triệu USD nhập khẩu bắp/ngô các loại, tăng 22% về khối lượng so với năm 2023. Nguyên do từ đâu?

Trong tháng 1, Việt Nam chi hơn 250 triệu USD nhập khẩu bắp các loại, tăng 22% về khối lượng so với năm 2023 - Ảnh: B.N

Trong tháng 1, Việt Nam chi hơn 250 triệu USD nhập khẩu bắp các loại, tăng 22% về khối lượng so với năm 2023 - Ảnh: B.N

Ngày 23-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhìn nhận bắp là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm.

"Đây là mặt hàng gắn chặt với chăn nuôi. Nên ngũ cốc này chiếm gần 40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể loại vật nuôi.

Vì nguồn cung từ ngành trồng trọt trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 37% lượng nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Do đó, hằng năm ta vẫn phải chi hàng tỉ USD để nhập loại nguyên liệu này", vị này cho hay.

Cho biết thêm lý do của việc nhập khẩu bắp, ông Nguyễn Kim Đoán - phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - nói: "Việt Nam cần bắp để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và cho cả ngành thủy sản làm thức ăn cho tôm, cá. Trong khi đó, bắp nhập khẩu giá rẻ, chất lượng và doanh nghiệp Việt có thể nhập được với số lượng lớn, ít bị hạn chế.

Cũng theo ông Đoán, năm 2019 dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam, lượng bắp nhập khẩu vẫn tăng, có lúc Việt Nam từng là nước nhập khẩu bắp lớn nhất của Mỹ.

Theo khảo sát của Statista, Việt Nam vừa nằm trong nhóm 30 quốc gia trồng bắp lớn nhất trên thế giới, vừa ở nhóm các quốc gia nhập khẩu bắp nhiều nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ai Cập…

Tổng cục Hải quan thống kê trong tháng 1, Việt Nam nhập gần 1.000.000 tấn bắp, tương đương hơn 250 triệu USD, mức giá trung bình 255 USD/tấn.

Về thị trường cung cấp bắp cho Việt Nam, đứng đầu là Brazil, tiếp theo Lào, Argentina và nhập khẩu từ các thị trường FTA RCEP.

Năm 2023, Việt Nam chi 2,87 tỉ USD nhập khẩu bắp các loại, tăng 1,1% về lượng và giảm 14,1% về kim ngạch so với năm 2022.

Nhu cầu nhập khẩu bắp của Việt Nam còn tăng cao

Theo USDA đánh giá, Việt Nam từng sản xuất sản lượng bắp khổng lồ từ năm 1980, nhưng hơn 35 năm sau (khoảng từ năm 2015) lượng bắp có xu hướng giảm, đồng nghĩa với việc lượng bắp nhập khẩu tăng đột biến.

Với xu hướng trong ngành sản xuất thịt, USDA dự đoán nhu cầu nhập khẩu bắp và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong nhiều năm tới. Trong đó đứng đầu là bắp, sau đó là lúa mì và lúa mạch.

Xoá hạn ngạch nhập khẩu sữa, ngô hạt và bôngXóa hạn ngạch nhập khẩu sữa, ngô hạt và bông

Kể từ 1-4, các lô hàng ngô hạt, bông và sữa nguyên, liệu kể cả chưa cô đặc hay cô đặc, đều được nhập khẩu tự do, không bị hạn chế về khối lượng như trước đây. Đó là nội dung của Quyết định số 46/2005 do Phó thủ tướng Vũ Khoan ký ban hành mới đây, liên quan tới việc điều chỉnh danh mục hàng nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp