Theo đó, lấy tháng 6 hàng năm là Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Việc tổ chức Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình hạnh phúc và biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, tinh thần và cả về kinh tế; ngoài ra, theo phân loại các hình thức bạo lực gia đình còn có cả yếu tố bạo lực tình dục.
Thống kê cho thấy, 58 % phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực với bạn tình của họ trong cuộc đời (Tổng cục Thống kê, năm 2010), chỉ có 43% các trường hợp bạo lực gia đình đã báo cáo và được cảnh sát tiếp nhận xử lý.
Chi phí do bạo lực gia đình gây ra ước tính bằng khoảng 3,2% GDP của Việt Nam theo cách tính tổng thiệt hại năng suất lao động và chi phí cơ hội (UN 2012).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận