Bực mình, tôi gắt lên với cháu vài câu thì đột nhiên cháu òa khóc nức nở… Lòng tôi càng nặng trĩu hơn khi cô cháu gái kể một câu chuyện đau lòng mà cô bé chứng kiến trong ngày…
Giọng cháu tôi nghèn nghẹn: năm vừa rồi cháu học lớp 7 và học văn cô B.. Năm học tới cháu lên lớp 8 và được biết sẽ tiếp tục học văn cô B.. Nhà cô B. gần nhà cô H. cũng là giáo viên văn, đồng thời là cô giáo dạy giỏi cấp thành phố. Hè này cả hai cô giáo đều dạy thêm trước chương trình. Không đi học thêm thì không đành, mà đi học thêm chẳng biết học cô nào. Cuối cùng cũng như nhiều bạn cùng lớp, nghe theo lời bố mẹ các cháu chọn học thêm cô H…
Rồi cái gì đến cũng sẽ đến. Trong khi gia đình cô B. đang nghỉ trưa thì học trò đến học nhà cô H. gây ồn ào, xe cộ để choán hết lối đi làm nảy sinh những xích mích ngầm giữa hai cô giáo. Chỉ sau hai tuần học hè, các cô cậu học trò đã chứng kiến đến ba lần cự cãi, khích bác nhau giữa hai người hàng xóm.
Và kết cục của câu chuyện mà cháu tôi kể là vụ chửi bới, lao vào cấu xé nhau của hai cô giáo dạy cùng bộ môn văn, cùng trường… Cô bé nói với vẻ thất vọng: “Trong đầu cháu bây giờ chẳng còn ý tưởng nào về văn chương cả. Giá như sáng nay cháu đừng đi học thêm để đừng chứng kiến vụ việc thì hình ảnh của hai cô giáo dạy văn vốn là thần tượng của cháu đã không sụp đổ…”.
Tôi lặng người và chua xót khi nghe cháu kể… Cuối cùng tôi cũng tìm cách động viên cháu: “Dù sao thì chuyện cũng đã xảy ra. Càng lớn cháu càng biết thêm những gì đang diễn ra trong cuộc sống không giống những điều trong sách vở và những điều chúng ta luôn nghĩ. Trách nhiệm của cháu là phải học, phải biết chắt lọc những điều hay lẽ phải và loại bỏ những thói xấu tồn tại, nảy sinh…”. Cháu tôi gượng cười và tôi cũng thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận