11/12/2015 21:57 GMT+7

Than trời vì văn hóa bóp kèn vô tội vạ trên đường phố

M.LUÂN tổng hợp
M.LUÂN tổng hợp

TTO - Bài "Phản ứng tiếng còi xe, NSƯT Mỹ Uyên bị chửi bới ​trên đường" chạm đến tâm tư và bức xúc của rất nhiều bạn đọc xung quanh văn hóa giao thông và việc nhiều người bấm còi xe vô tội vạ hiện nay trên đường phố.

Bạn đọc than trời vì tình trạng bóp kèn vô tội vạ trên đường phố. Ảnh tư liệu.

Thì ra trường hợp mà NSƯT, diễn viên Mỹ Uyên gặp phải trên đường không hề là sự cá biệt. 

Bạn Phạm Vũ Trân kể: "Tôi là người thường xuyên đi trên đường phố Sài Gòn và cũng thường xuyên chịu cảnh nghe tiếng còi inh ỏi khi mà vẫn chưa hết đèn đỏ.

"Tôi xin góp thêm vào là không chỉ xe 4 bánh bấm còi nhiều thôi đâu,xe 2 bánh cũng bấm còi vô tội và không ít" - bạn đọc Tuấn Kiệt.

Tôi không biết họ hành động thế để làm gì? Thể hiện mình là người bận rộn chăng? Hay chỉ là cái sĩ diện hảo rằng ta đây là số một, tất cả phải nhường đường?

Dừng đèn đỏ, nhất là buổi trưa nắng gắt thì tâm lý ai cũng mong cho đèn xanh thật sớm cho nên tôi nghĩ rằng ai cũng chăm chú vào màu đèn, không ai "ngủ gật" trong lúc đó mà phải cần đến sự "nhắc nhở" rằng đã được chạy.

Tôi nói thêm một vấn đề xung quanh việc dừng đèn đỏ nữa là việc dừng lố vạch. Vạch dừng đèn đỏ được kẻ ra là để dành phần đường cho người đi bộ băng qua, một phần cũng làm đẹp văn hóa đường phố.

Nhưng tôi không biết vô tình hay cố ý mà một bộ phận không nhỏ lại cứ thích chạy vượt qua vạch rồi mới dừng. Xin thưa rằng tôi đã quan sát và thấy việc này cũng không làm bạn chạy nhanh hay đi xa hơn người khác được.

Tóm lại, bấm còi inh ỏi hay dừng đèn vượt vạch chỉ đang mới là một hiện tượng xấu, nếu để nó trở thành thói quen thì văn hóa giao thông lại bị giảm sút thêm một bậc".

Bạn Cao Đăng Khoa chia sẻ: "Bây giờ ra đường tôi cảnh giác cao độ chuyện tiếng còi xe máy, xe ô tô và cả còi xe cấp cứu. Thường tuy bị tắt đường nhưng nghe tiếng còi là tôi quay lại, ít nhất là để quan sát xem mình có (lỡ) dừng chướng mắt hay ngáng đường ai không, nếu có thì nép qua một bên. Tuy xe phía sau bấm còi họ không nhích lên được mặc kệ họ nhưng mình có quan sát và tránh để cho họ biết mình có nghe họ bấm còi, có thông cảm nhưng đường không thông thì kệ họ.

Bạn tên Phú đồng cảm: "Tôi cũng gặp vấn đề này hoài và đôi lúc rất bực mình. Đèn đỏ dừng lại mà mấy người ở sau cứ bóp kèn kêu inh ỏi. Ngày nào đi từ nhà tới chỗ làm lúc nào cũng thấy vài chiếc xe ô tô chạy lấn tuyến bóp kèn inh ỏi đi mà cứ lo nhìn trước ngó sau để né. Thiết nghĩ nên có biện pháp răn đe những đối tượng thiếu ý thức khi tham gia giao thông như vầy".

Bạn đọc họ Phạm góp ý: "Tôi nghĩ rằng các cơ quan quản lý các tài xế taxi nên có các buổi tập huấn, huấn luyện về văn hóa ứng xử trên đường một cách đúng luật, đúng văn hóa, đạo đức của người lái xe".

Được biết vào tháng 1-2015, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhận được một lời nhắn của người dân ở TP.HCM như sau: “Sài Gòn vốn dĩ rất ồn, không biết bộ trưởng có thể ban hành lệnh cấm bóp còi xe bừa bãi như hiện nay không?”.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kiến nghị Ủy ban ATGT quốc gia có ý kiến với Bộ Công an tăng cường xử lý hành vi “bấm còi xe bừa bãi”.

 Luật của nhiều nước cấm sử dụng còi một cách liên tục hoặc gây ồn ào quá mức trong thành phố sẽ bị phạt. Ví dụ tại New York (Mỹ) có thể bị phạt 350 USD vì vi phạm này. Ở VN, Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định nghiêm cấm một số hành vi như: bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22g-5g, bấm còi hơi; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất ATGT, trật tự công cộng.
M.LUÂN tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp