Phóng to |
Các phi hành gia Trung Quốc bước vào module Thiên Cung 1 - Ảnh: Xinhua |
Đoàn phi hành gia sẽ hoạt động trong vũ trụ 15 ngày - sứ mệnh vũ trụ có người lái lâu nhất của Trung Quốc từ trước đến nay - và thực hiện hai lần lắp ghép với module Thiên Cung 1. Lần đầu diễn ra vào hôm nay là lắp ghép tự động, và lần sau do các phi hành gia thao tác.
Tân Hoa xã cho biết sau khi hoàn tất kết nối lúc 13g11 (giờ địa phương), các phi hành gia đã di chuyển sang Thiên Cung 1 lúc 16g20.
Ngoài nhiệm vụ khảo sát kỹ thuật ghép nối với Thiên Cung 1, phi hành đoàn còn kiểm tra khả năng sinh hoạt, điều kiện làm việc trên phòng thí nghiệm này và thực hiện một số khảo sát khoa học khác.
Phi hành gia Vương Á Bằng còn có một nhiệm vụ nổi bật khác: thuyết trình về vũ trụ cho các học sinh Trung Quốc từ đất liền. Cô Vương sẽ có ít nhất 3 bài thuyết giảng để giải thích các vật thể sẽ chuyển động trong môi trường không trọng lực ở vũ trụ như thế nào.
Module Thiên Cung 1 đã hoạt động trong vũ trụ hơn 600 ngày. Tuy nhiên phòng thí nghiệm không gian này không đủ tài nguyên để các phi hành gia có thể kéo dài thời gian lưu lại đây. Các tàu vũ trụ từng thực hiện kết nối với Thiên Cung 1 gồm Thần Châu 8 (không người lái), Thần Châu 9 và Thần Châu 10.
BBC cho biết sau khi tàu Thần Châu 10 kết thúc sứ mệnh, Thiên Cung 1 sẽ kết thúc thời hạn thử nghiệm và được đưa về gần Trái Đất để phá hủy trên Thái Bình Dương. Chính phủ Trung Quốc chưa công bố thời điểm thực hiện điều này.
Trung Quốc dự kiến triển khai một phòng thí nghiệm không gian thay thế là Thiên Cung 2 trước năm 2020, thể hiện tham vọng của Trung Quốc muốn xây dựng một trạm vũ trụ lớn và lâu dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận