Trao đổi với Tuổi Trẻ nhân dịp này, GS Ellwood nói:
Phóng to |
Ảnh: H.L. |
- Không một nền kinh tế nào có thể tham gia vào chuỗi giá trị cao hơn nếu không có hệ thống giáo dục và đào tạo tốt. Vì vậy, tôi cho rằng điều quan trọng nhất cho tương lai dài hạn của VN là phải xây dựng được những trường đại học hàng đầu chất lượng cao.
Và tôi có thể khẳng định tất cả các trường đại học trên thế giới đều có những phẩm chất nhất định nào đó mà VN có thể áp dụng.
* Thật ra VN cũng nhận ra các vấn đề về giáo dục, đào tạo của mình, nhưng vấn đề không phải là nhận diện nữa mà là giải quyết nó. Theo ông, có lối tắt nào cho việc này không?
"Chính phủ phải tạo chỗ để có nhiều cạnh tranh hơn và cuối cùng công ty nào được quản lý tốt sẽ thành công, công ty nào quản lý kém sẽ thất bại. Chính phủ cũng có thể sử dụng quyền lực của mình một cách cẩn trọng nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp quan trọng và ngăn chặn những hành vi gây hại" GS David Ellwood |
- Tôi không nghĩ có lối đi tắt. Nhưng cũng không khó để tìm ra đâu là nhân tố then chốt cần có. Tất cả các trường đại học lớn đều chọn lựa dựa trên tài năng, dùng những tiêu chuẩn quốc tế để chọn sinh viên và giảng viên.
Thứ hai, mọi trường đại học lớn đều phải vừa giảng dạy vừa nghiên cứu.
Thứ ba, các trường đại học lớn là nơi vô cùng độc lập. Họ có tự do về học thuật, có cơ hội làm việc và theo đuổi ý tưởng dù họ sống ở đâu.
Chúng ta nên nhớ những ý tưởng quan trọng nhất thách thức trật tự thông thường. Khi VN chuyển từ phương thức sản xuất nông nghiệp cũ sang giao khoán cho nông dân, đó cũng là một quyết định gây nhiều tranh cãi và làm thay đổi cuộc đời nhiều con người.
Bất cứ ý tưởng mạnh mẽ nào cũng sẽ vấp phải tranh cãi. Nó có thể không nhất thiết là những ý tưởng tốt hay đúng và do đó cần có sự phản biện. Trường đại học là một nơi tốt để thảo luận và phản biện như vậy.
* Hiện nay VN đang thảo luận chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm tới. Ông có thêm gợi ý gì không?
- Tôi hi vọng VN có thể học một số bài học từ các quốc gia khác và tiến hành phân tích chính sách một cách cẩn thận và có hệ thống. Tôi sẽ không đưa ra gợi ý gì về chiến lược vì không có đủ thông tin, nhưng hi vọng VN sẽ phân tích chính sách một cách có hệ thống, cởi mở và minh bạch.
Tôi nghĩ đó là một khởi đầu tốt để xác định việc gì nên làm trong mười năm tới.
Ngoài ra, tôi xin nói thêm, gần như quốc gia nào cũng phải đối đầu với tham nhũng. Tham nhũng cũng giống như bệnh ung thư. Ban đầu nó chỉ tấn công một bộ phận trên cơ thể nhưng có thể giết toàn bộ những bộ phận khỏe mạnh khác nếu không được chữa trị kịp thời.
Tham nhũng không chỉ khiến hệ thống kinh tế khó vận hành bình thường, mà còn hạ thấp lòng tin của người dân. Trong khi đó, sự tin tưởng là điều sống còn để lãnh đạo thành công. Tôi nghĩ VN đang cố gắng giải quyết những vấn đề về giáo dục, tham nhũng...
GS David Ellwood là hiệu trưởng Trường Quản lý nhà nước Kennedy thuộc ĐH Harvard từ năm 2004. Ông là người chịu trách nhiệm đưa ra phương hướng chiến lược cho trường. Năm 1993, ông được bổ nhiệm là trợ lý bộ trưởng phụ trách quy hoạch và định giá tại Bộ Y tế và dịch vụ sức khỏe Mỹ. Ông cũng được công nhận là một trong những học giả hàng đầu của Mỹ về nghèo đói và phúc lợi. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận