29/05/2022 11:58 GMT+7

Thái Lan ngừng đếm số ca COVID-19 qua xét nghiệm nhanh

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan (DDC) ngừng ghi nhận các ca có kết quả dương tính với xét nghiệm nhanh COVID-19. Thay vào đó, DDC dự kiến chỉ báo cáo các ca phải nhập viện điều trị.

Thái Lan ngừng đếm số ca COVID-19 qua xét nghiệm nhanh - Ảnh 1.

Người dân Thái Lan đeo khẩu trang trên đường phố Bangkok - Ảnh: REUTERS

Ngày 29-5, báo Bangkok Post dẫn lời Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 Thái Lan (CCSA) cho biết thay đổi này là do hầu hết người nhiễm có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng và điều trị tại nhà. Các cơ quan y tế sẽ thảo luận các cách ghi nhận số ca nhiễm mới sau khi bỏ kết quả xét nghiệm nhanh.

Phó phát ngôn Sumanee Wacharasint của CCSA nói rằng DDC muốn tập trung vào các trường hợp nhập viện và nhấn mạnh việc thay đổi cách ghi nhận số ca sẽ không ảnh hưởng đến công tác theo dõi dịch.

"Chúng tôi đang đưa các thay đổi vào việc ghi nhận số ca COVID-19 và sau ngày 1-6 chúng tôi dự kiến chỉ báo cáo các ca có triệu chứng và cần nhập viện", bà Sumanee nói. Các điều chỉnh này dự kiến trình lên Bộ Y tế Thái Lan ngày 30-5 và sau đó được CCSA thực hiện.

Ngày 29-5, Bộ Y tế Thái Lan cho biết nước này ghi nhận thêm 3.649 ca mắc COVID-19 mới và 24 ca tử vong, giảm so với 4.488 ca bệnh và 38 ca tử vong của ngày trước đó.

Thái Lan đang nới lỏng các biện pháp chống dịch. Nước này mới đây đã đề xuất bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang tại một số khu vực và điều chỉnh các quy định vào giữa tháng 6-2022. Các nhóm người có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai vẫn được khuyến cáo đeo khẩu trang ở nơi đông người.

Dù vậy, một số chuyên gia Thái Lan vẫn cho rằng mọi người nên tiếp tục đeo khẩu trang. Theo ông Thira Woratanarat, giảng viên Đại học Chulalongkorn, do không còn đếm ca dương tính bằng xét nghiệm nhanh, dĩ nhiên số ca nhiễm sẽ giảm mạnh. Do số liệu không chính xác, nên ông Woratanarat cho rằng đeo khẩu trang vẫn rất quan trọng.

Trên toàn cầu, việc xét nghiệm COVID-19 cũng đang giảm mạnh khiến các chuyên gia lo ngại sẽ gây khó khăn cho các nhà khoa học trong việc theo dõi dịch bệnh và phát hiện các biến thể mới.

Hãng tin AP dẫn lời các chuyên gia ước tính việc xét nghiệm trên toàn cầu đã giảm 70-90% từ quý 1 sang quý 2 của năm nay, trong khi nhiều dòng phụ của biến thể Omicron xuất hiện tại Mỹ, châu Phi.

Tại Mỹ, số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy nước này ghi nhận khoảng 73.000 ca mỗi ngày trong 2 tuần qua, tăng 40%. Nhưng con số thực tế có thể cao hơn do giảm xét nghiệm và thực tế nhiều trường hợp xét nghiệm tại nhà không được báo cáo lên cơ quan y tế.

Doanh nghiệp Thái Lan kêu gọi chính phủ sớm coi COVID-19 là bệnh đặc hữu Doanh nghiệp Thái Lan kêu gọi chính phủ sớm coi COVID-19 là bệnh đặc hữu

TTO - Chính phủ Thái Lan đề ra thời hạn ngày 1-7 để tuyên bố COVID-19 là bệnh đặc hữu, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp mong muốn mốc thời gian này được đẩy lên sớm hơn.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp