02/10/2023 08:37 GMT+7

Thách thức với mục tiêu tăng trưởng 6%

Theo Tổng cục Thống kê, chín tháng đầu năm 2023 GDP của cả nước chỉ tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng vừa đưa ra dự báo mức tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam là 4,7%.

Trong cuộc họp Chính phủ ngày 30-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận chọn kịch bản tăng trưởng cả năm khoảng 6%.

Để đạt được mức này, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý 4 cần phải là 10,4%. Do vậy, cho dù đã giảm so với mục tiêu 6,3% được đặt ra từ đầu năm, nhưng 6% vẫn hết sức thách thức, cần phải phấn đấu rất nhiều.

Trong ba khu vực kinh tế, nông nghiệp tăng 3,4%, đóng góp 9,1% cho 100% tăng trưởng; công nghiệp tăng 2,4%, đóng góp 22,2%; và dịch vụ tăng 6,3%, đóng góp 68,5%. Như vậy, công nghiệp từng là động lực tăng trưởng chính thì nay đã sụt giảm vai trò rất lớn.

Nông nghiệp không còn dư địa cho tăng trưởng cao và dịch vụ chỉ ở mức vốn dĩ của nó. Do vậy dư địa lớn nhất vẫn là công nghiệp nhưng chủ yếu là khơi thông đầu tư như được phân tích dưới đây.

GDP tính theo phương pháp chi tiêu có ba cấu phần gồm: (i) tiêu dùng trong nước, (ii) đầu tư trong nước và (iii) tiêu dùng của nước ngoài hay xuất khẩu ròng.

Số liệu được công bố cho thấy tăng trưởng trong chín tháng đầu năm 2023 chủ yếu là nhờ xuất khẩu ròng do mức giảm của nhập khẩu cao hơn mức giảm của nhập khẩu hàng hóa dịch vụ, trong khi vai trò của tiêu dùng trong nước và đầu tư rất khiêm tốn.

Phần còn lại năm 2023, đầu tư có lẽ sẽ được đẩy mạnh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong chín tháng đầu năm, đầu tư so với GDP chỉ là 31,1%, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân khoảng 34% của những năm gần đây.

Trong ba nhóm, chỉ có đầu tư nhà nước là tăng vượt trội, trong khi khu vực tư nhân trong nước gần như không tăng và đầu tư nước ngoài tăng rất khiêm tốn. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh đang không thuận lợi.

Nếu đầu tư cả năm đạt được 34% GDP sẽ tạo ra một mức tăng trưởng đáng kể, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với mục tiêu 6% nêu trên.

Hơn thế, việc chi khoảng 1,2 triệu tỉ đồng trong ba tháng tới (chín tháng đầu năm chi 2,26 triệu tỉ đồng) sẽ là một thách thức rất lớn, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Giải pháp cho vấn đề này là tăng cường giải ngân đầu tư công, khơi thông dòng vốn tín dụng và giải quyết các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước đẩy nhanh các kế hoạch đầu tư của họ.

Đối với tiêu dùng trong nước, đột biến theo chiều tích cực để người dân hồ hởi chi tiêu trong thời gian còn lại của năm 2023 là không cao.

Do vậy giải pháp khả thi là tăng cường các khoản chi thuộc ngân sách nhà nước, nhất là các khoản chi tiêu về cải cách tiền lương, để tạo thêm tăng trưởng.

Đối với xuất nhập khẩu, xuất khẩu ròng chín tháng đạt gần 15 tỉ đô la, nhưng riêng quý 3 đã âm. Do vậy khả năng tăng xuất khẩu ròng để cải thiện tăng trưởng sẽ rất thách thức. Giải pháp là khai thác tối đa các dư địa cho việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là điều cần chú trọng.

Tóm lại, Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức trong tăng trưởng GDP trong thời gian còn lại của năm 2023. Nhìn vào các dư địa tăng trưởng cho thấy khả năng cao là kết quả tăng trưởng GDP năm 2023 sẽ nằm trong khoảng dự báo của IMF và phấn đấu của Chính phủ.

Không đột phá, nhưng tăng trưởng của Việt Nam ở mức caoKhông đột phá, nhưng tăng trưởng của Việt Nam ở mức cao

Tăng trưởng của Việt Nam ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới, dù không phải là con số đột phá.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp