Phóng to |
TS Lê Trường Giang (ảnh) - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết:
- Phải diệt muỗi, diệt lăng quăng, diệt mầm bệnh (virus Dengue). Diệt muỗi có nhiều biện pháp như tổng vệ sinh, phát quang bụi rậm, phun hóa chất, dùng vợt điện, nhang trừ muỗi... Muốn diệt lăng quăng phải khai thông cống rãnh; triệt nơi muỗi đẻ bằng cách lật úp hoặc dẹp bỏ tất cả những vật dụng gì (gáo dừa, chai lọ, vỏ lon, hộp giấy đựng cơm, vỏ bánh xe...) có thể chứa đựng nước đọng đều là nơi để muỗi đẻ lăng quăng, phát sinh nhiều muỗi; thả hóa chất diệt lăng quăng, hoặc thả cá bảy màu để ăn lăng quăng.
* Có ý kiến cho rằng ngành y tế chọn biện pháp thả cá bảy màu ở rạch Lăng (Q. Bình Thạnh) và sắp tới là một số rạch ở quận khác không khả thi, gây tốn kém. Ý kiến ông thế nào?
Phóng to |
Ông Nguyễn Thế Dũng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM và ông Nguyễn Thành Tài - phó chủ tịch UBND TP.HCM (thứ hai, ba từ trái qua) kiểm tra việc diệt lăng quăng và thả cá bảy màu tại một hộ dân ở P.An Khánh, Q.2 sáng 24-9 - Ảnh: N.T. |
Ở đây dòng chảy vẫn lên xuống theo thủy triều, tuy có một số đoạn có thông nhưng không thoát hoặc thoát chậm do cỏ, lục bình, rác ứ đọng. Chúng tôi cũng không ảo tưởng là thả cá xuống chúng sẽ sống suốt đời, có thể có con sống, con chết, có thể bơi đi chỗ khác. Nhưng chắc chắn có những con sống được và dù có bơi đi đâu, nó cũng góp phần diệt trừ lăng quăng ở khu vực nó sống.
Giải pháp căn cơ nhất để diệt muỗi, lăng quăng ở những khu vực này là phải nạo vét lòng kênh, xây bờ kè... như kênh Nhiêu Lộc. Tuy nhiên, muốn làm việc này phải mất nhiều năm, trong khi dịch SXH đang vào mùa, số ca mắc đang gia tăng, người dân mong muốn được đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống thì không thể chờ nạo vét.
Như vậy, giữa việc không làm gì, để người dân sống chung với muỗi trong mùa dịch SXH và biện pháp thả cá, chúng tôi phải chọn lựa giải pháp tạm thời này với mong muốn nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người dân.
* Xin cảm ơn ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận