07/02/2016 21:15 GMT+7

Tết truyền thống là Tết vui

DIỆU NGUYỄN
DIỆU NGUYỄN

TTO - Với nhiều bạn trẻ, không khí năm hết tết đến chộn rộn cùng gia đình dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ mới, chuẩn bị đón giao thừa... thì vui chứ không mệt.

Anh Lê Đinh Luân (Phú Yên) lễ Chùa cầu bằng ăn trước khi về quê ăn Tết trưa 26 Tết - Ảnh: Diệu Nguyễn
Anh Lê Đinh Luân (Phú Yên) lễ Chùa cầu bằng ăn trước khi về quê ăn Tết trưa 26 Tết - Ảnh: Diệu Nguyễn

Từ 23 tết âm lịch người người đã nô nức chuẩn bị các lễ cuối năm như lễ Chùa, tảo mộ, đưa ông Táo vê trời... Nhà cửa được dọn dẹp khang trang. 

Nhiều bạn trẻ cho biết những giá trị truyền thống còn được ông bà cha mẹ chỉ bảo qua các lễ nghi ngày tết, có kiêng có lành, làm lành tránh dữ… để sau này có con cái những văn hóa đó còn được lưu truyền.

Tết nhớ về ông bà, cha mẹ

Gia đình bạn Kim Quyên (Bình Phước), nhân ngày đưa ông Táo về trời sẽ làm một bữa tiệc tất niên trong gia đình.

“Dù đơn giản thôi, nhưng các vật phẩm như nhang, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép bằng giấy kèm theo cỗ mũ được mẹ chuẩn bị rất chu đáo" - Quyên nói.

Quyên cho hay bạn rất thích không khí của những ngày giáp Tết, dù chộn rộn nhưng bên gia đình bạn hiểu thêm nhiều nét hay của Tết truyền thống. 

"Với mình, đêm giao thừa là thời khắc quan trọng, mình cảm nhận được sự giao hòa và sáng mồng 1 Tết cả gia đình nhận lời chúc từ người lớn nhất và lần lượt mọi người chúc nhau khiến mình thấy thật linh thiêng” - Quyên cho biết.

Nhiều bạn trẻ dành những ngày giáp Tết cho việc viếng lễ chùa.

“Cả năm bộn bề nhiều thứ, có mấy khi để lòng được thanh tịnh như những ngày Tết để nhớ về ông bà, cha mẹ và cầu phúc an cho bản thân, gia đình” - bạn Ái Bình (TP.HCM) chia sẻ.

Năm nào cũng về quê ăn tết với gia đình, với bạn Kim Pha (Long An), Tết là dịp để nhớ về ông bà, vì gia đình chỉ còn mỗi bà ngoại. Về với cha mẹ được ba ngày tết, tất cả dâu rể, cháu chắt đều về nhà.

Theo Pha, nhà bạn may mắn gia đình 4 thế hệ, hơn 20 người nên việc tập họp đông đủ là điều nên làm và giữ gìn trong những ngày Tết. "Thế hệ mình đã vậy, con cháu sau này cũng có nếp noi theo nhớ về ông bà, cha mẹ” - Pha bày tỏ.

Tết rời xa máy móc

Với nhiều bạn, cả năm “ôm” máy tính, đây là dịp được giao tiếp giữa người với người là tốt nhất.

“Mình chẳng màng gì đến điện thoại hay máy tính, những gì cần làm đã làm, không làm thì cũng đã qua rồi. Đây là lúc mình cần được ngơi nghỉ” - Nguyễn Đăng Khoa (Trà Vinh), chia sẻ.

Với Khoa, “Tết đơn giản là không đụng tới máy tính, laptop mà được ăn các món mẹ nấu phũ phê. Ăn rồi ngủ, bù cho những ngày cận tết miệt mài làm kịp tiến độ để tất cả nhân viên trong công ty được có lương về quê ăn tết, những ngày hiếm hỏi ngủ nghỉ để nạp năng lượng để sau tết lại tiếp tục “chiến đấu” với công việc”.

“Tui thích mấy vụ dọn dẹp nhà cửa nên được giao hẳn nhiệm vụ trang trí nhà, cắm hoa, mâm ngũ quả lau dọn… từ ngày 25 Tết” - bạn Kim Quyên (Bình Phước) chia sẻ.

Cả nhà cùng quây quần chuẩn bị tết, vườn tược được quét sạch lá, mùi cỏ và mùi lá khô làm không khí Tết thêm nao nức. Quyên phụ mẹ gói bánh chưng, được em trai chở đi chợ mua sắm thức ăn, hoa trái…

"Mình rất thích Tết truyền thống” - Quyền nói.

Gia đình Thanh Hằng (Bến Tre) năm nay gia đình có thêm thành viên mới là anh rể - chồng của chị Hai nên cảm nhận Tết đến trong những ngày này của gia đình cũng có đôi phần khác biệt. “Thêm chén thêm đũa thôi nhưng nấu nướng cũng bị đảo lộn sợ anh rể không quen khẩu vị, cư xử cũng lúng túng do khác văn hóa vùng miền… Nhưng nhìn chung mọi người rất chờ đón cái tết sắp tới” - Thanh Hằng chia sẻ.

“Mình thích nhất Sài Gòn những ngày cận Tết, không khí rộn ràng chuẩn bị Tết. Tranh thủ dạo quanh để cảm nhận những nét đặc sắc ở đường hoa, chợ Tết… kịp mua cho mình vài món quà Tết để mang về quê cho gia đình” - Kim Pha (Long An) nói.

Là một nam thanh niên trẻ, chưa có gia đình nhưng năm nào Lê Bảo Khanh (TP.HCM) cũng chọn ăn tết với mẹ ở nhà.

“Nhà neo người nên chưa bao giờ mình có ý định ăn tết riêng để mẹ ở nhà một mình những ngày tết” - Khanh nói. Với Khanh, những ngày nghỉ Tết mới có dịp để bà con biết đến nhau.

Mùng 1 tết tại Chùa Vĩnh Nghiêm TP.HCM. Viếng lễ Chùa là một trong những nét văn hóa truyền thống người Việt trong những ngày lễ tết - Ảnh: Quang Định
Viếng lễ Chùa là một trong những nét văn hóa truyền thống người Việt trong những ngày lễ tết - Ảnh: Quang Định
DIỆU NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp