22/01/2023 15:25 GMT+7

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á

Hôm nay, hàng tỉ người dân châu Á và cộng đồng người châu Á trên khắp thế giới đón tết Nguyên đán bằng những buổi sum họp gia đình và hi vọng năm mới tốt lành.

mua-lan-tet-nguyen-dan

Một buổi xem múa lân đón năm mới ở Việt Nam - Ảnh: REALISTIC ASIA

Đài CNN đã có một cuộc gặp gỡ người dân tại nhiều quốc gia châu Á, ghi nhận về cách người dân các quốc gia và vùng lãnh thổ này ăn Tết Nguyên đán.

Malaysia

Anh Daniel Lee Lih Wei, 37 tuổi, cha của hai đứa con, giám sát nghiên cứu tại Đại học Sunway ở thủ đô Kuala Lumpur và sống ở thị trấn ngoại ô Klang.

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á - Ảnh 2.

Anh Daniel Lee Lih Wei, 37 tuổi, Malaysia - Ảnh: THE GUARDIAN

Anh Wei cho biết Tết Nguyên đán là dịp để truyền lại các sinh hoạt truyền thống dân tộc cho thế hệ tiếp theo.

Với suy nghĩ đó, anh Wei nói điều quan trọng nhất đối với các con của anh, từ 1 tuổi đến 4 tuổi, sẽ là chơi pháo hoa, thưởng thức bánh và xem múa lân truyền thống.

Nghỉ làm một tuần, Lee Lih Wei cho biết gia đình anh sẽ mặc trang phục phối hợp với nhiều sắc thái đỏ khác nhau khi họ sum họp với gia đình trong 2 ngày.

Trung Quốc

Năm ngoái, cô Wen Xu, 26 tuổi, đã không thể về quê nhà ở một quận nhỏ ở An Huy, vì những hạn chế của COVID-19.

Sau khi chính phủ Trung Quốc kết thúc chính sách zero - COVID vào tháng 12-2022, cô Xu là trong số hàng trăm triệu người Trung Quốc có  thể trở về nhà.

“Năm nay vào đêm giao thừa, chú, dì và anh họ của tôi sẽ đến thăm chúng tôi từ một thị trấn gần đó. Chúng tôi sẽ có một bữa tối sum họp thịnh soạn cùng nhau, với các món ăn truyền thống của gia đình”, cô Xu nói.

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á - Ảnh 3.

Những món ăn truyền thống trong năm mới ở Trung Quốc - Ảnh: THE CHINA PROJECT

Tuần này sẽ là một tuần để ăn uống và thư giãn, đọc những cuốn sách mới và trò chuyện với một người anh họ vừa trở về từ Canada. Cô cũng dự định quay lại cảnh mẹ cô nấu một món ăn truyền thống của Trung Quốc.

Ngày xưa còn nhỏ, Xu và anh họ của cô sẽ hào hứng ăn xong bữa ăn năm mới rồi cùng nhau chạy lên lầu, đếm số tiền họ nhận được trong bao lì xì. “Ngay cả bây giờ chúng tôi đã lớn, anh họ tôi và tôi vẫn nhận được tiền lì xì”, cô nói.

Năm nay có một số điều đáng buồn, Xu nói thêm, vì ông của cô vẫn bị ốm sau khi nhiễm COVID-19 và không thể cùng họ ăn tối. “Ông phải dùng máy thở oxy trong phòng trên tầng 3”.

Việt Nam

Thanh Vân, 24 tuổi, nhân viên lễ tân khách sạn, sống ở tỉnh Ninh Bình cùng bố mẹ và em gái, cho biết: “Giống như nhiều gia đình Việt Nam, chúng tôi nấu ăn, dành thời gian suy nghĩ về tương lai".

Tết Nguyên đán là dịp quan trọng nhất đối với người Việt Nam, trong đó có gia đình cô Vân.

Những ngày trước đó, gia đình cô sẽ dành hàng giờ trong bếp để làm 12 chiếc bánh chưng, món truyền thống của Việt Nam trong ngày đầu năm mới.

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á - Ảnh 4.

Cô Thanh Vân, 24 tuổi, nhân viên lễ tân khách sạn ở Ninh Bình - Ảnh: GUARDIAN

Theo Vân, bánh chưng tượng trưng cho đất và “chứa tất cả các nguyên liệu độc đáo của người Việt Nam”, như gạo, thịt lợn, đậu xanh. Những thứ này sau đó được tặng cho gia đình và bạn bè cùng với tiền “lì xì”.

Cô Vân cho biết, cô cũng thích những phong bao đỏ lì xì, một phong tục của người Việt Nam để tặng tiền cho các thành viên trong gia đình như một lời chúc mang lại may mắn cho năm tới. “Không quan trọng là bao nhiêu. Nó chỉ có nghĩa là bạn đã nhận được một cái gì đó may mắn", cô nói.

Vào đêm giao thừa, Vân dự định xem pháo hoa trước khi đến thăm các thành viên trong gia đình vào ngày đầu năm mới. “Người Việt Nam tin rằng những gì họ làm vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ ảnh hưởng đến những ngày còn lại trong năm. Vì vậy họ rất chú ý đến từng lời nói và mọi việc họ làm".

Đài Loan

Cô Stacy Liu, 32 tuổi, đang trên đường trở về quê nhà ở Đào Viên, miền bắc Đài Loan.

Cư dân Đài Bắc này thường về nhà trước cả tuần để dành thời gian cho gia đình và gặp gỡ những người bạn thời thơ ấu.

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á - Ảnh 5.

Không khí chợ Tết ở Đài Bắc - Ảnh: CK TRAVELS

"Ba ngày đầu tiên của năm mới âm lịch là những ngày lớn nhất và quan trọng nhất và bạn muốn dành chúng cho gia đình của mình”, cô nói.

Theo truyền thống, ngày thứ hai là ngày con gái đã lấy chồng trở về nhà của mình. “Bà tôi là một người phụ nữ rất truyền thống nên chúng tôi chỉ có thể viếng thăm bà vào ngày đó – nếu không thì nó sẽ mang lại điều xui xẻo”, cô Liu nói

Liu và gia đình sẽ ở nhà và ăn uống, đi bộ ở những ngọn núi gần đó và chơi mạt chược.

Singapore

Đối với Chua Yiying Charmaine, 21 tuổi, sinh viên ngành bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore, Tết Nguyên đán đồng nghĩa với việc rời trường để về nhà ở phía đông Singapore.

Tại đây, cô ấy sẽ đoàn tụ với ông bà, cha mẹ, em trai và em gái của mình. Đây là một cuộc tụ họp lớn của đại gia đình vào đêm trước Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á - Ảnh 6.

Cô Chua Yiying Charmaine, 21 tuổi, sinh viên ngành bất động sản tại Đại học Quốc gia Singapore

Vào khoảng 4 giờ chiều, cô sẽ cùng bà của mình làm các món ăn truyền thống như thịt kho, và món salad cá sống kiểu Quảng Đông.

Sau đó, cô và gia đình sẽ thăm viếng những người họ hàng thân yêu.

Hong Kong

Ký ức tuổi thơ yêu thích của Tabitha Mui về dịp Tết Nguyên đán là đi thăm họ hàng, nhận “lì xì” và “vô số kẹo và sôcôla đồng xu”.

Vào đêm giao thừa, đại gia đình sẽ quây quần bên nhau và chia sẻ những món ăn truyền thống như nấm Trung Quốc om với cải ngọt, thịt gà, cá và món poon choi kiểu Hakka (một bữa tiệc một bát).

Tết Nguyên đán đoàn tụ trên khắp châu Á - Ảnh 7.

Bé gái Hong Kong đón mừng năm mới với trang phục màu đỏ - Ảnh: SASSY MAMA HONG KONG

Cô nhớ lại: “Điều tuyệt vời nhất đối với bọn trẻ là những kỳ nghỉ dài và chúng tôi mặc trang phục Trung Quốc để dự tiệc mừng năm mới.

“Bây giờ tôi đã kết hôn, điều quan trọng nhất là có một bữa tối đoàn tụ trong đêm giao thừa với ông bà cha mẹ trong gia đình chúng tôi. Tôi sẽ chuẩn bị quà cho những người họ hàng lớn tuổi và lì xì cho trẻ nhỏ”, cô nói

Còn về hy vọng của cô cho năm Mão - cô mong công việc của mình suôn sẻ, và mong thế giới hòa bình.

Người Mỹ gốc Á duy trì truyền thống Tết Nguyên đán như thế nào?Người Mỹ gốc Á duy trì truyền thống Tết Nguyên đán như thế nào?

Tại các thành phố Mỹ đông dân cư châu Á, Tết Nguyên đán thường có chợ hoa, diễu hành, tiệc xum họp và bắn pháo hoa. Một số trường công lập đã thêm ngày lễ vào lịch nghỉ của họ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp