Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Từng dành nhiều năm để nghiên cứu căn nguyên nguồn gốc Tết cổ truyền, nhà nghiên cứu HUỲNH NGỌC TRẢNG lại ủng hộ cho quan điểm Tết mới, Tết văn minh phù hợp với thời đại. chuẩn bị đón cái Tết sẽ buộc phải mới trong đại dịch này, ông cũng có những quan điểm rất riêng...
Là người rất tâm huyết với văn hóa Tết, đã "bạc tóc" để tìm một câu trả lời cho nguồn gốc của từng thành tố cấu thành của Tết, ông có thấy buồn không khi trong đại dịch đến hôm nay vẫn chưa qua này, nhiều người băn khoăn, lo lắng rằng "năm nay mất Tết"?
- Nhà nghiên cứu huỳnh Ngọc Trảng: Không, tôi không hề lo, mà ngược lại. nghịch cảnh tạo điều kiện cho người ta trưởng thành hơn, với điều kiện có phản tỉnh. Tết cũng vậy. Vật lộn với đại dịch biết đâu sẽ tạo cơ hội cho Tết - đúng hơn là cách người ta tổ chức và thưởng thức lễ hội Tết - một cách đậm đà và văn minh hơn.
Tết năm nay đậm đà và văn minh hơn thế nào, theo như ông dự đoán?
- Lễ hội Tết mà tôi nhắc đến là một chỉnh thể, chứ không phải là lễ + hội. Lễ hội Tết có vô vàn hình thái, hình thức thể hiện, biểu hiện riêng ở từng địa phương, từng gia đình, cá nhân nhưng có ba chức năng chính: tâm linh, cấu kết xã hội, hưởng thụ văn hóa.
Chức năng tâm linh nhiều năm nay đang ngày càng mờ nhạt, theo như tôi nhận xét, cho dù các lễ hội ở các đình chùa ngày càng tưng bừng, ồn ào một cách thái quá. những ồn ào, đông đúc kéo dài nhiều ngày nhiều tháng suốt cả mùa xuân ấy không phải là tâm linh. Và những yêu cầu 5K, 6K, 7K của đại dịch này sẽ tạo điều kiện để những thái quá trở về với trạng thái bình thường, vừa phải như vốn dĩ nó phải có.
Hưởng thụ văn hóa, cụ thể hơn là chuyện ăn - chuyện chơi cũng vậy. Bị buộc phải hạn chế bớt cũng là cơ hội để người ta lựa chọn được đúng cái gì là thật sự cần, thật sự không thể bỏ, cái gì là lãng phí, là phù phiếm.
Như vậy là còn chức năng cấu kết xã hội, hâm nóng các mối quan hệ thân tộc, gia đình, chính lúc này đây nổi lên là chức năng chính yếu nhất mà có đôi lúc nó đã bị hy sinh vì những cái khác. Dĩ nhiên kể cả chức năng này nay cũng đang bị đại dịch ngăn trở, nhưng khi lòng người thiết tha về nó thì mỗi người sẽ có cách. Công nghệ sẽ giúp chúng ta.
Nghe ông nói thấy thật hứng khởi cho cái Tết mới của chúng ta trong đại dịch này.
- Đã có hàng ngàn bàn cãi tranh luận về Tết, cũ - mới, Tây - ta, hay -dở... Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của Tết thì phải hiểu rõ từng thành tố của nó, nguồn gốc là gì, ý nghĩa ra sao, tiếp biến thế nào, cái nào là lễ tục, cái nào là thói quen, cái nào là bày vẽ, cái nào mê tín, cái nào trục lợi... Từ đó mới có thể thiết lập được cơ cấu văn hóa đương đại của mình dựa vào tổng hợp cũ - mới, nội - ngoại, gạn đục khơi trong.
Tôi tin rằng trong những khó khăn, ngăn trở mà Tết nhâm Dần này gặp phải, chúng ta vẫn còn cơ hội đó - cơ hội để lập lại sự cân bằng.
Vạn vật vô thường, thời gian dịch chuyển. Mới đó mà mùa xuân đã lại về sau một năm đầy tang thương biến động. Đại dịch tuy hạn chế con người đi lại nhưng không ngăn được trái tim xích lại gần nhau khi Tết đến xuân về.
Hơn 100 ngày phục vụ tại bệnh viện tuyến đầu, chứng kiến cảnh bệnh nhân chiến đấu với tử thần, những nỗi đau phân kỳ, nhiều bệnh nhân F0 trở nặng, suy hô hấp và qua đời, hơn lúc nào hết tôi thấm thía và trân trọng sự sống, vỡ lẽ ra rằng: mùa xuân là khi chính mình và gia đình được bình an, mạnh khỏe. Còn được sống, ta sẽ dùng đôi tay, trái tim và khối óc này làm nên tất cả, và ngược lại thì tất cả chỉ còn lại con số 0 to lớn.
Vậy nên Tết này ở đâu, đi cùng ai hay gặp ai sẽ không còn quá quan trọng. Có thể không còn những buổi chị em cùng nhau đi chợ đêm, cùng gói bánh, mở tiệc tất niên, chen chân lên chùa hái lộc.
Có thể những buổi sum vầy sẽ ở trên màn hình máy tính, điện thoại... những sinh hoạt "vui như Tết" ấy năm nay sẽ phải thay đổi, nhưng gửi đến nhau niềm yêu thương và giữ gìn cho nhau sự an vui vẫn là hạnh phúc không gì ngăn cản được.
Hãy hài lòng, chấp nhận và đối diện với ngày hôm nay. Dù gần hay xa, chỉ cần trong tim có nhau thì bầu trời tỏa nắng, mùa xuân xuất hiện miên viễn trong lòng.
Vậy là Tết! Mấy đứa "đôi bạn ngày xưa học chung một lớp" chúng tôi lại nhớ nhau, ngập ngừng nhắn lên nhóm, vốn suốt hơn nửa năm qua chỉ đầy những tin tức về sức khỏe, giãn cách, đi lại. "Hình như sắp Tết rồi!".
Hình như-vì còn chút gì đó rụt rè, như không dám tin, hóa ra mình sắp bước qua được một năm không dễ chịu gì. nhưng không phải trong lòng không còn nỗi lo... Mẹ tôi có thói quen đếm ngày tháng bằng những ngày rằm, cứ đến vía Quan Âm 19 tháng 9 âm lịch là tặc lưỡi trong điện thoại, "Sắp Tết rồi". năm nay tiếng tặc lưỡi dường như nặng nề hơn.
Năm nay những đứa con tha hương ở Sài gòn, ở năm châu bốn bể, trong thời khắc giao thừa rất có thể sẽ chỉ được nhìn bàn thờ ông bà, tổ tiên, gia đình qua màn hình điện thoại, laptop.
Nhưng vẫn thiêng liêng chứ, vì nó đánh dấu đổi thay, dung chứa hy vọng, nhất là khi con người ta phải trải qua một trải nghiệm trăm năm một lần. Chúng ta không thể quên những ngày khốc liệt vừa qua như một vận rủi cần tẩy xóa, trái lại phải nhớ, nhớ kỹ những khuôn mặt tài danh, những tâm hồn thiện lương đã không thoát khỏi bàn tay số phận, nhớ những người thân, bạn bè trong phút giây cùng tận cuộc đời mà ta không thể tiễn đưa. Tôi nhớ lại lời kinh Pháp Cú, chúng sinh hữu tình sinh ra trên đời đã là kỳ tích. Vậy thì sống được qua một cơn tai biến khủng khiếp như thế, chẳng phải là kỳ tích trong kỳ tích chăng?
Tôi không biết đại dịch dạy nhân loại điều gì. Chỉ biết sau kinh nghiệm này nếu không sống tốt hơn trước đây, chẳng phải đã hoài phí sự hy sinh của bạn bè, người thân, phí hoài kỳ tích sinh tồn của chúng ta.
Như hàng xóm trong con hẻm nhỏ chúng tôi đã học cách yêu thương nhau hơn. Hai ông hàng xóm nhà đối diện nhau, trong mùa dịch quyết định bắt giàn trồng bầu giữa hai nhà, tạo bóng mát.
Qua mấy tháng, những dây bầu mong manh đã leo được nửa giàn. Trong quãng thời gian đó, gặp nhau chúng tôi chỉ nói về tương lai: "Sau dịch tôi sẽ làm... sẽ đi...". Mọi thứ thật sáng sủa. Hôm lãnh trợ cấp về, các dì các chị hùn hạp nhau làm buổi liên hoan nhỏ, kỷ niệm ngày chấm dứt một đoạn đời tù túng. Lại rôm rả chuyện "Tết này...".
Tết này nhiều cư dân trong xóm chắc cũng không về quê. Sáng sớm đã nghe các thím bàn nhau năm nay bắt lò nấu bánh tét trong hẻm.
Vậy là sẽ sớm nghe tiếng tí tách lửa lò, với những đứa trẻ thị thành trong xóm nhỏ này, chắc hẳn nồi bánh tét sẽ là ký ức khó phai.
Tôi tưởng tượng đêm ba mươi, ba tôi đứng trước bàn thờ như mọi năm, rì rầm trò chuyện cùng tổ tiên. Chắc hẳn ông sẽ kể với ông bà về năm kỳ lạ này, và cảm tạ ông bà vì gia đình chúng tôi vẫn còn sum vầy.
Mấy đợt dịch liền nối đuôi nhau rồng rắn, lòng đứa con xa nhà bổi hổi đâu mong gì hơn ngày sum họp. Nhất là Tết, ngày đoàn viên của mọi người.
Trận dịch này tôi càng thấm thía hơn vất vả của mẹ. Hàng quán đóng cửa, tôi mày mò tự nấu ăn. Mủ su su sao mà dính tay. Khổ qua xào miếng dày miếng mỏng, miếng chín miếng sống. Có lần thèm ruột heo khìa, bèn dại dột đặt mua về rồi lên mạng tìm kênh dạy nấu.
Sau nửa ngày vật vã chà xát đủ thứ cách, rã rời tay, ăn vô một miếng đã dội ngược, tôi kết luận đây là món ăn khó nhất trên đời. Vậy mà chưa bao giờ mẹ than mệt khi cặm cụi nấu những bữa cơm ngon, lúc nào cũng hỏi con thèm gì mẹ nấu. ngày Tết xoay xở với mâm với cỗ, mẹ vẫn giữ nguyên niềm vui.
Tết năm nay nhất định tôi không để mẹ cực một mình nữa. Sẽ chỉ nấu những món đơn giản, cả nhà quây quần bên mâm cơm nóng là Tết rồi. nếu không đi chơi được, cả nhà mình sẽ cùng nhau tập thể dục.
Bạn bè xa, tôi sẽ gọi điện và mở camera, đứa bên này tập gym đứa bên kia yoga, động viên nhau cùng khỏe đẹp. Tôi đã để ý thấy chân ba yếu, vai mẹ hay mỏi. Tôi dặn mình phải biết quan tâm ba mẹ hơn, quý trọng sức khỏe của mình hơn.
Mấy lần giãn cách đã cho tôi nhận ra sự quan tâm và yêu thương đến từ những điều rất nhỏ. Bó rau, miếng thịt, vỉ thuốc... Bác chủ trọ thấy con mình ên, kêu lên gửi mấy ký gạo. Dãy trọ ai mua được rau, chia mỗi người một mớ cùng ăn.
Cô bạn phòng cuối chưa quen, nhà gửi lên ít khô với trứng, cũng gõ cửa phòng cười tươi đưa một túi. ngày thường đã vậy, huống chi ngày Tết. Tết này tôi sẽ nấu thêm cơm chia cho các cụ già neo đơn xóm mình, sẽ để phần bánh kẹo cho các em nhỏ... Tôi sẽ không thờ ơ, lơ đãng nữa.
Dịch bệnh càng ngăn cản những cuộc gặp, càng nhắc nhớ nhiều hơn. Bấm điện thoại mới biết nhiều mối quan hệ tưởng như quên, liên lạc được lại lòng vui khôn xiết. Tôi nghe mình tiếc hùi hụi người bạn cũ, nhớ nhà mà không có số điện thoại. Tôi giận mình biết bao lần cứ hẹn ngày mai tới thăm nhau, đâu ngờ ngày mai dài cả năm như vầy. Chưa kể tới những cơ hội không bao giờ còn nữa. Tết này chắc sẽ rổn rảng những cuộc gọi không biên giới.
Món quà tôi gửi tất cả mọi người Tết này là hy vọng.
Tết nhâm Dần đã là cái Tết thứ ba COVID-19 xuất hiện, nhưng có lẽ đặc biệt hơn, bởi từ đây chúng ta phải học cách sống chung với virus. Sau bao nhiêu hoang hoải chống chọi với dịch bệnh nơi phố thị, quê nhà vẫn là chốn bình yên thôi thúc quay về. Về nhà, ngả lưng xuống chiếc giường ấm hơi quen thuộc của má, những chơi vơi xa xót dường như đều tan biến. rốt cuộc những cuộc vui náo nhiệt ngoài xã hội cũng không thể nào so được với nụ cười ấm áp của người thân.
Tuy vậy mọi câu chuyện bên mâm cơm vẫn luôn đi kèm thông tin cập nhật về số ca bệnh mới. Dịch giã vẫn đang ở đâu đó rất gần. Câu chuyện gia đình có thêm những phận đời trong thời dịch, về người chú đã không may bị COVID tước đi mạng sống, về đứa bạn đã may mắn khỏe lại sau khi nhiễm bệnh, về hàng ngàn cán bộ y tế vẫn đang phải vắng nhà, đã triền miên nhiều tháng qua. Họ phải đánh đổi cả cái Tết yên ấm bên gia đình, để căng sức giữ gìn sự an toàn cho cả cộng đồng.
Vậy nên sự lựa chọn những cuộc "vui như Tết" sẽ không còn đơn giản như trước đây. Ý thức phòng chống dịch không chỉ để chăm sóc sức khỏe bản thân, bảo vệ gia đình, người thân mà còn để không tăng thêm áp lực lên vai y bác sĩ. nếu những buổi xem pháo hoa giao thừa, du xuân đón Tết phải gác lại thì cũng là lúc tôi có thêm nhiều thời gian dành cho chính mình, cho gia đình.
Mùa xuân này "ta lắng nghe ta", để biết rằng mình thật sự cần điều gì trong cuộc đời này. rốt cuộc thì cũng chỉ có tiếng nói từ bên trong bản thân mình mới là âm thanh cần chúng ta để tâm nhất.
Tết thời COVID, tôi chỉ mong cầu một năm mới tất cả mọi người đều thật khỏe mạnh, bình an.
Với người trẻ chúng tôi, những cái Tết thường gắn với tăng ca, làm xuyên ngày nghỉ với mức lương thưởng hấp dẫn cùng tiếng thở dài xa xót của mẹ. Khi người ta đang vui vẻ đoàn tụ bên gia đình thì tôi miệt mài báo cáo, xây dựng kế hoạch chào bán sản phẩm, xong xuôi lại lủi thủi về phòng trọ. Tôi cứ nghĩ mình phải giàu trước khi già, mình còn trẻ nên những cái Tết còn nhiều, gia đình bố mẹ vẫn khỏe nên chẳng phải lo lắng.
Vô vàn lý do để tôi đón những cái Tết xa nhà từ năm này sang năm khác mà không đắn đo nuối tiếc.
COVID ập đến khiến mọi thứ đảo lộn. Công ty giải thể, công việc biến mất, nỗi lo mùa giãn cách bủa vây... Tết này tôi sẽ ở nhà với mẹ, cùng gói bánh chưng bó giò với ba. nhìn hai người cười không ngớt, lòng tôi xao động. Phải chăng tôi đã sai khi nghĩ ở nhà chịu nghèo thì không thể có niềm vui?
May mắn sao khi ba mẹ mạnh khỏe. Mùa này ranh giới sự sống và cái chết chợt mỏng manh quá đỗi. Mỗi ngày qua đi lại có bao nhiêu đồng bào rời bỏ cuộc đời mãi mãi ngủ yên. Buồn làm sao giữa bận Tết đến xuân về nô nức song rất nhiều gia đình không còn cảm nhận được hương vị đoàn viên.
Chưa bao giờ tôi thấy khoảnh khắc gia đình đoàn tụ sum họp đủ đầy lại thiêng liêng và quý giá đến vậy. Tôi có thể dựa vào lòng mẹ bên ánh lửa hồng ấm áp. Tôi có thể học ba gói bánh, làm nêu... CoViD đem nỗi đau bao trùm, nhưng CoViD cũng dạy người ta cách trân trọng cuộc sống.
Lâu nay mải miết phiêu du với đời, Tết nhất không về, tôi chỉ nghĩ gửi nhiều tiền là mẹ vui. Mãi tới khi những điều bình thường trở nên xa xỉ, một phút giây quây quần có thể là xa vời viển vông. Lúc này tôi mới hiểu tiền nhiều mấy cũng không mua nổi bình yên.
Cứ hai năm một lần tôi mới về nhà ăn tết. Đối với tôi đó là điều bình thường cho dù ba mẹ có cằn nhằn hay thỉnh thoảng không vui.
Bằng giờ năm ngoái ba đã thường xuyên gọi điện hỏi khi nào mới có lịch nghỉ để về quê ăn Tết. những lúc như vậy tôi thường nhăn mặt nghĩ bừa ra một lý do nào đó để hẹn lần hẹn lữa cho mốc thời gian về nhà.
Vậy mà suốt mấy tháng nay, mỗi cuộc gọi của ba mẹ chỉ quẩn quanh những câu thăm hỏi dặn dò. Tôi đã nghĩ ba mẹ sẽ gay gắt yêu cầu "về nhà" hơn bao nhiêu lần trước. nhưng không.
Mẹ bảo: ngày bình thường đi lại thuận lợi, còn lúc này ra khỏi thành phố là cả một vấn đề, đâu cũng có thể là một vùng đỏ mới. Ba mẹ không muốn sự mong nhớ của mình đẩy con vào hành trình nguy hiểm, mọi việc tùy con quyết định.
nghe mẹ nói bằng giọng chậm rãi nhưng nghẹn ngào qua điện thoại, tôi mới hiểu sâu sắc rằng với ba mẹ không gì bằng con được bình yên. Không còn nghe những lời nhắc hỏi như thói quen nữa, tôi mới thấy mình nhớ biết bao nhiêu, chưa bao giờ tình thân gia đình lại hiện rõ lên như vậy. nhìn tấm hình mới nhất, tóc mẹ đã bạc, lưng ba đã còng, tôi hối hận lắm về sự ngang bướng ích kỷ lâu nay của mình.
Tết này tôi phải trở về, để nhuộm lại mái tóc cho mẹ và đỡ đần cho cái lưng của ba. Chỉ bấy nhiêu ý nghĩ thôi tôi đã thấy cái Tết này bỗng như được thổi tan làn mây xám xịt, để ánh nắng vàng chiếu rọi. Hy vọng tôi và những người vừa trải qua đại dịch sẽ có một năm mới tươi đẹp, yên bình hơn.
Tết này con sẽ về!
Ở Sài gòn, tôi tự nhận mình là "Bắc 2K". Tuổi trẻ, tôi sống thực tế giữa một thành phố cũng rất thực tế, mở hay nhắm mắt đều tốn tiền. Tôi chẳng có gì ngoài trải nghiệm của tuối trẻ 2K hăng hái lẫn nỗ lực.
Năm 2021 này, thành phố mắc "cơn cảm cúm lịch sử", chúng tôi như bị giam lỏng, mắc kẹt tại đây. Cha mẹ phương xa với những cuộc gọi hỏi thăm đau đáu. Thương con, thương thành phố đã ngàn ngày gắn bó, mưu sinh, cho con nên người, nên nghiệp. Dịch giã lan tràn thì về nhà, được chi hay mất chi? nơi đây vẫn là đất sống, con không bỏ đi. Một ngày sống cũng là một sự gắn bó. Tôi đã thấm thía cái nết sống ứng biến, chuyển mình ở nơi này.
Rồi thành phố bước sang bình thường mới, rơi đúng vào thời điểm quý cuối năm. Từ góc làm việc, một cổ cồn trắng như hơn hai triệu cổ cồn trắng bận rộn, tôi trộm nghĩ thành phố mùa này tựa như cánh đồng đến mùa thu hoạch - "mùa gặt KPI".
Chúng ta đã tính toán từng nước bước cẩn trọng, gieo xuống, vun vén bằng cố gắng, nỗ lực, cầm cự suốt năm, một năm gặp hạn chung - CoViD. KPi sẽ là những con số biết biểu đạt thay: sự trung thành, đồng hành với tổ chức, thể hiện tình nghĩa đủ đậm sâu, hợp tình, vẹn lý, thích ứng linh hoạt, khôn ngoan với thời cuộc bao đổi dời. KPi cũng là dấu hiệu sự triển nở hay lụi tàn, mở ra cơ hội lẫn thách thức.
Sau mùa gặt hái, người người trên cánh đồng lại đồng lòng gieo ươm mầm KPi mới vào bản kế hoạch khởi sự, đặt cả hy vọng vào bình thường mới. Thấy KPi năm mới, cũng là lúc lễ Tết về sát bên. Tết này, với bao đổi khác: nói không với tiệc tùng, cẩn trọng giữ 5K: không tập trung đông; khoảng cách tối đa; khẩu trang, khử khuẩn, khai báo y tế...
Tết này dân "Bắc 2K" như tôi càng nôn nao trước cuộc "quy Bắc" lớn nhất trong năm, sau cả năm cày quốc bươn chải, sau bao lệnh "ngăn sông cấm chợ" nơm nớp vì COVID.
Một đứa "Bắc 2K" dám "Nam tiến", có tính toán, chịu dấn thân và bám trụ như tôi lại mủi lòng trước bài toán hỏi số ngày cảu người trưởng thành được ở bên gia đình là bao nhiêu. Đáp án thực sự xao động. Trải qua một năm đầy biến động không tưởng, tôi suy ngẫm nhiều hơn về những giới hạn rất đỗi con người. Có những việc nếu không làm thì sau này phải hối hận.
Cả năm tôi hăng hái trồng KPi, bán chất xám cho người. Đầu năm, "mùa xuân là Tết trồng cây", tôi sẽ cùng cha mẹ ươm trồng những mầm cây xuống mảnh đất quê nhà. Mai sau anh chị em bạn hữu, thế hệ con tôi sẽ được thấy bóng mát che đầu, hoa quả trên tay. những mầm sống lớn lên rồi trổ sinh, để lại những dấu vết tốt lành.
Từ giữa tháng 9, ba mẹ tôi đã gọi điện thoại: "rứa Tết ni có được về nhà không hả con?". Câu hỏi khiến tôi nhói lòng, nhưng trong video call tôi vẫn phải cười tươi: "Dạ về chứ!". nói là vậy cho ba mẹ ở nhà an tâm, chứ trong lòng vẫn còn ngổn ngang nhiều lo lắng và phải chuẩn bị sẵn một tâm thế có thể tết này lại chẳng được về quê. như năm ngoái...
Dù bản thân đã tiêm đủ hai mũi vắc xin và cả gia đình tôi ở quê cũng đã tiêm đủ hai mũi, và dù tình hình TP.HCM đã ổn định vào những ngày giáp Tết, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể tự do đi lại, tự do tụ tập như cách đây hai năm, thời chưa có dịch... Vì CoViD-19, cả thế giới đã thay đổi rồi.
Cuộc sống trong thời đại dịch là một sự thử thách đầy cam go, không chỉ về tài chính, sức khỏe, sự nghiệp, những cuộc chia ly sinh tử, mà ngay cả những mối quan hệ hiện hữu cũng rất khó để được gặp nhau. Tết nhâm Dần "đặc biệt" này, tôi không dám chắc mình được bay về quê.
Còn nhớ năm ngoái, một cái Tết mang đúng chuẩn khẩu hiệu 5K, đợt dịch thứ 3 bùng phát, các phương tiện di chuyển gần như dừng lại hết. Tôi quyết định ở lại TP.HCM, dành tiền vé máy bay gửi về quê cho mẹ.
27 Tết, tôi cùng hai cô bạn ra siêu thị mua đồ ăn về dự trữ. Ít mứt tết và bánh kẹo, dưa món, củ kiệu. Chiều 30 Tết tôi lại ra chợ Võ Thành Trang ngay đối diện nhà trọ để mua một quả dưa hấu và một cái bánh tét chay. Có thêm cô bạn quê Hải Dương - tâm dịch của đợt 3 - sang cùng ăn Tết. Thêm một chậu hoa lan, một chậu mai bé xinh. Thế là tạm đủ cho một cái Tết xa nhà.
Giờ giao thừa, mỗi đứa một góc nhà, gọi video call về nhà chúc Tết, miệng cười vui mà mắt ngấn lệ. Buông điện thoại xuống, quay sang chọc ghẹo, động viên nhau nhưng trong lòng không khỏi tủi thân.
Nhưng nghĩ lại thì tôi lại vững vàng hơn. rất nhiều người vẫn ở lại thành phố vì không thể về quê, và ở lại cũng chẳng được du xuân chúc Tết. Tất cả những kết nối chỉ nhờ vào 3g hay WiFi. "Mới là cái Tết đầu tiên không được về nhà, mình như vậy là vẫn còn may mắn chán...", tôi tự nhủ và lấy lại được năng lượng để đón năm mới, dành dịp hội ngộ đoàn viên cho Tết năm sau.
Năm Tân Sửu sóng gió hơn tưởng tượng. Chuỗi ngày buộc phải ở yên một chỗ dài như vô tận. Khu nhà trọ mỗi lúc mỗi vắng, có đợt phong tỏa tôi chỉ còn một mình. Laptop hỏng không thể mang đi sửa, công việc đình trệ không còn thu nhập. nhưng lại vẫn cứ là may mắn, là hạnh phúc khi còn được thở mỗi sớm mai thức dậy.
Xuân đến bên thềm, một câu hỏi luôn văng vẳng bên tai "Tết này có được về quê không?". Không phải câu hỏi của riêng mình tôi mà còn là của rất nhiều con người tha phương lập nghiệp tại mảnh đất này. Trải qua một năm chứng kiến những mất mát, chia ly khốc liệt ngoài sức tưởng tượng, ai cũng mong ngóng Tết này được về đoàn viên bên gia đình, được thăm cha mẹ họ hàng và ăn một bữa cơm sum họp.
Mùa xuân bao giờ cũng là mùa của những hy vọng mới! niềm hy vọng lớn nhất của những người đang tha phương như tôi là sẽ có chuyến trở về quê an toàn. Mong Tết được sum vầy, một năm mới bớt đi những nỗi buồn, ấm áp nhiều niềm vui, để tôi được tiếp tục góp nhặt những câu chuyện tử tế trong đời, góp phần mình vào việc kiến tạo những giá trị nhân văn.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, một năm đầy biến động đang dần trôi qua. Trưởng thành là khi tôi nhận ra thời gian của ba mẹ đang mỗi ngày ngắn lại.
Nhớ ngày theo chồng, chị gái tôi căn dặn:
"Dù có làm việc nơi đâu, bận rộn thế nào, mỗi năm em cũng phải tranh thủ về ăn bữa cơm tất niên với gia đình". Chị sống bên chồng, không thể thong thả như hồi con gái. Ấy nhưng bất cứ khi nào có thể, chị đều tranh thủ ghé về nhà. Không quà bánh, chị chỉ đơn giản nấu một bữa ăn ngon để cả nhà cùng nhau quây quần, nhắc những kỷ niệm vui xưa cũ.
Tôi đi học xa, ra trường rồi đi làm, công việc thường xuyên mang tôi đến những vùng đất lạ. Quê nhà vẫn đó, chỉ vài tiếng xe khách, tôi chưa từng mảy may bận lòng chuyện đi về. rất nhiều năm tôi cứ nghĩ thế và đi xa thật xa. Tôi đã có những giấc mơ, một số ít thành công, phần nhiều thất bại. Tôi sử dụng thời gian và sức khỏe, bận rộn ngày qua ngày để đạt được sự thăng tiến.
nhưng những thứ từng nghĩ là bất di bất dịch cuối cùng đã không còn. Sau hai năm vừa rồi, phải trải qua một cuộc sống đầy bất trắc, ranh giới sống còn mong manh. Tôi không còn quá bận lòng những giấc mơ thành đạt. Từ ngày mai...
Tôi sẽ không cố chạy deadline đến tận đêm giao thừa vì phần thưởng vật chất tương xứng, sẽ nói không với những chuyến xê dịch du xuân khi du lịch tại chỗ cùng gia đình trở thành liệu pháp thư giãn hữu hiệu, gắn kết thâm tình.
Tôi sẽ không lê la hàng quán khám phá của lạ thức ngon, bởi tôi nhận ra chẳng bữa ăn nào quý giá cho bằng bữa cơm cả nhà đoàn tụ.
Tôi sẽ không háo hức, chen chúc chờ đón những đêm pháo hoa, nhạc xuân với sân khấu lung linh, chỉ cần cùng em gái ngồi chụm nồi bánh tét đêm 30, nghe tiếng củi khô lách tách vặn mình trong lửa.
Tôi sẽ mỉm cười với những người tôi gặp, sẽ cố gắng quan tâm và thấu hiểu. Cuộc sống từ đó mà khác đi.
Tôi sẽ chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình nhiều hơn nữa. Sức khỏe sẽ là món quà tôi dành tặng người thân.
Và tôi sẽ không chờ đến Tết mới đoàn viên. Tôi sẽ ở bên gia đình nhiều hơn từ hôm nay, dành thời gian cho thâm tình nhiều nhất có thể.
Đêm giao thừa chị em tôi sẽ quây quần nghe ba tôi rì rầm kể chuyện, mà câu kết bao giờ cũng là: "gia tài quý giá nhất của ba chính là mẹ và các con".
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận