Vì sao những mảnh đất này lại "ám ảnh"?
Đầu tiên có lẽ là cảnh thiên nhiên hùng vĩ và khoáng đạt, đẹp đến nao lòng. 70% đất nước Bhutan được ví như là một công viên quốc gia.
Rừng, động vật và môi trường được bảo vệ nghiêm ngặt và cả nước công bố cách đây không lâu rằng 70% đất nước của họ sẽ được an toàn từ những thứ như phá rừng vĩnh viễn không còn.
Còn Tây Tạng thì nổi tiếng với những con đèo cao hơn 5.000m gió lồng lộng, những rặng lungta đầy màu sắc bay phấp phới trong gió, những rặng núi chập chùng bồng bềnh mây trắng mà cảm giác như có thể đưa tay ra với.
Cũng là núi, là mây, là nắng, là trời xanh nhưng trời xanh, mây trắng, nắng vàng ở những vùng đất xung quanh rặng Himalaya là độc nhất vô nhị, những chỗ khác không bao giờ có được như thế.
Đỉnh Machhapuchhre ở Nepal
Dochula Pass
Dubar Square ở Kathmandu
Làng Dingbuche ở Nepal
Lễ hội ở Punakha
Ngọn núi thiêng Ama Dablam ở Nepal
Người dân đi cắt cỏ ở Bắc Ấn Độ
Có lẽ những vùng đất xa xôi hẻo lánh nhưng mang vẻ đẹp kì diệu như Zanskar ở phía Bắc Ấn Độ, những ngôi làng dọc theo dãy Himalaya ở Nepal như Debuche, Lobuche, Namche Bazzar… như một ốc đảo thu nhỏ trong thế giới rộng lớn, và vì nó rất khó để chạm tới. Bạn phải có tiền, có thời gian và có sức khỏe.
Bên cạnh cảnh thiên nhiên hoang sơ, đẹp đẽ thì điều thu hút mọi người nhiều nhất chính là tâm linh, sức sống bền bỉ của những người dân nơi đây.
Chính vì điều kiện khắc nghiệt, khó sinh tồn đến như thế nên tôn giáo đóng một vị trí vô cùng quan trọng với họ. Phật giáo Tây Tạng ở những vùng này phát triển một cách rực rỡ.
Phần lớn các gia đình đều dành 1 thành viên trong nhà (thường là đứa nhỏ tuổi nhất) cho vào tu viện để dành trọn cuộc đời cho nhà Phật.
Ở những vùng đất Phật giáo này, hình ảnh những người đang làm nghi thức quỳ lạy trên các nền đá, gạch trước cửa các tu viện không có gì xa lạ.
Người dân ở đây có một đức tin mạnh mẽ hơn bất cứ đâu, họ có thể đi hàng trăm cây số theo hình thức tam bộ nhất bái - ngũ thể nhập địa hành hương về Jokhang, Lhasa.
Đây là cách vái lạy khổ sở, đau đớn, trán sẽ bị sưng tấy xây xát, tay chân bị chai lại, quần áo thì rách rưới vì phải mài xuống đường. Nhưng họ cứ lầm lũi hành xác như thế hàng nghìn cây số chỉ để đứng trước cửa đền.
Cả cuộc đời họ chỉ tâm niệm phải hành hương về đất thánh một lần trước khi chết, mặc kệ phải vượt qua bão tuyết, thiên nhiên khắc nghiệt, có thể phải trả giá bằng tính mạng trên đường đi nhưng đó là việc họ bắt buộc phải làm.
Những con đường mây trắng ở Tây Tạng
Pháo đài lớn nhất Bhutan ở Trongsa
Quang cảnh từ tu viện Thiksey, Leh
Quỳ bài trước cửa đền Jokhang...
ở Lhasa
Thánh hồ Namtso ở Tây Tạng
Người dân Bhutan cũng như Nepal, Tây Tạng không lấy cuộc sống giàu có là thước đo hạnh phúc. Họ cho rằng, tiếp cận nhiều với internet, thấy những người giàu, đi xe hơi và có nhiều tiền, sẽ dấy lên trong lòng sự ghen tị, không còn thỏa mãn với cuộc sống của mình nữa.
Để đạt được đến cảnh giới này thì chắc chắn không gì khác ngoài triết lý nhà Phật đã thấm sâu vào trong máu những con người nơi đây.
Đi tới những vùng đất này có khó không?
Câu trả lời rằng không hề khó. Tây Tạng và Bhutan là hai nơi không được đi bụi, bạn bắt buộc phải mua tour nhưng thủ tục cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với những công ty du lịch lớn trong nước là sẽ có tour theo mong muốn của bạn.
Còn Nepal hay vùng Bắc Ấn Độ thì đi rất dễ, bạn hoàn toàn có thể tự đặt vé máy bay, xin visa online rồi bay tới 2 đất nước xinh đẹp này. Đường xá ở Nepal và Bắc Ấn Độ khá xấu, giao thông chưa được thuận tiện, xa xôi và hiểm trở, đi lại khá mệt mỏi.
Tiện nghi cũng khá thiếu thốn, nhà nghỉ chỉ ở mức chấp nhận được, nhiều nơi còn không có nước nóng, internet nhưng rất xứng đáng để bạn đến những vùng đất này ít nhất một lần trong đời.
Thị trấn Padum miền Bắc Ấn Độ
Tranh biện ở tu viện Sera, Lhasa
Trên đường phố Thimphu
Tu viện Dzongkul ở Zanskar
Tu viện Tiger's Nest
Tượng phật Di Lặc ở Leh, Bắc Ấn Độ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận