08/05/2014 09:24 GMT+7

Teo tóp thị trường xuất khẩu gạo

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TT - Xuất khẩu gạo VN trong bốn tháng đầu năm nay giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái do nhiều thị trường truyền thống tại châu Phi và Malaysia đã rơi vào tay Thái Lan. Đây là điều khá bất thường so với mọi năm...

CshZqYxJ.jpgPhóng to
Thu hoạch lúa đông xuân ở Nông trường Cờ Đỏ, Cần Thơ - Ảnh: H.T.Vân

VN tiếp tục chịu sức ép lớn về tiêu thụ gạo từ nay đến cuối năm khi Indonesia chưa có dấu hiệu sẽ nhập khẩu, các thị trường còn lại tiếp tục bị gạo Thái cạnh tranh gay gắt.

Giảm nhiều thị trường

Giá lúa vẫn chưa nhích lên

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), tính đến ngày 5-5 các tỉnh thành vùng ĐBSCL đã thu hoạch được khoảng 1,58 triệu ha lúa đông xuân, năng suất khoảng 6,8 tấn/ha, sản lượng 10,74 triệu tấn lúa. Hiện chỉ còn khoảng 20.000ha lúa vụ này chưa thu hoạch. Vụ hè thu năm 2014 đã xuống giống được 780.000ha.

Giá lúa trong nước hiện vẫn chưa có dấu hiệu nhích lên. Lúa khô hạt dài bán tại ruộng là 5.100-5.550 đồng/kg, lúa thường 4.750-5.350 đồng/kg.

Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực VN (VFA), trong tháng 4-2014 VN đã xuất khẩu được gần 537.000 tấn gạo các loại với giá trị 236,8 triệu USD. So với tháng 3-2014, lượng gạo xuất khẩu giảm 7,32% và cũng không đạt kế hoạch đề ra trước đó là 700.000 tấn. Đây là điểm bất thường bởi như mọi năm, tháng 4 là tháng xuất khẩu trọng điểm do nguồn cung dồi dào từ vụ đông xuân. Với việc sụt giảm trong tháng 4 đã kéo theo lượng gạo xuất khẩu của VN trong bốn tháng chỉ đạt 1,751 triệu tấn, kim ngạch 765 triệu USD, giảm 18,17% về lượng và 18,49% về giá trị so với cùng kỳ 2013. Điều đáng chú ý là thị trường xuất khẩu trong tháng 4 chủ yếu vào Trung Quốc, chiếm tới 60% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Giải thích việc xuất khẩu sụt giảm, VFA cho rằng do châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của VN trong thời gian qua đã rơi vào tay Thái Lan. Ngoài ra, Malaysia đã mua hầu hết gạo Thái Lan cho nhu cầu trong năm 2014, trong khi Indonesia chưa có nhu cầu nhập khẩu. “Do quyết tâm xả hàng, người Thái bán gạo với mọi giá nên gạo VN không thể cạnh tranh được” - ông Phạm Văn Bảy, phó chủ tịch VFA, lý giải.

Trong khi đó theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc, nhu cầu gạo năm 2014 tăng nhiều so với năm 2013, nhưng tồn kho cuối kỳ vẫn cao hơn năm trước. Do đó, xu hướng giá thị trường thế giới dự báo vẫn tiếp tục giảm do cung cấp thừa và cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung cấp chính ở châu Á. Thái Lan đang tìm mọi cách xuất khẩu để lấy tiền trả nợ nông dân và giảm bớt tồn kho quá lớn đang xuống cấp theo thời gian. Ước tính mức tồn kho của Thái Lan hiện còn 14-17 triệu tấn, chưa tính sản lượng thu hoạch mới.

So sánh giá gạo bán của 3 nước xuất khẩu gạo

Loại gạo<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Thái Lan (USD/tấn)

VN (USD/tấn)

Ấn Ðộ (USD/tấn)

Gạo 5% tấm

370-380

385-395

415-425

Gạo 25% tấm

340-350

355-365

370-380

Ưu tiên mua hết lúa gạo hàng hóa

Theo VFA, với lượng tồn kho và mức giá thấp nhất hiện nay, gạo của Thái Lan đang cạnh tranh rất mạnh đến các nguồn cung cấp khác trong khu vực. Trong đó, VN vẫn là nước chịu áp lực lớn nhất từ sự cạnh tranh của Thái Lan, nhất là đối với các loại gạo trắng cùng loại. Hiện nay gần như xuất khẩu gạo VN phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc do mất thị phần ở các thị trường khác. Xu hướng giá gạo VN sắp tới sẽ phụ thuộc vào sự biến động giá đối với thị trường Trung Quốc, nhất là xuất khẩu qua biên giới nhưng có nhiều rủi ro. “Buôn bán với Trung Quốc có nhiều rủi ro về thanh toán, nếu hợp đồng sau được giá tốt hơn thì có nguy cơ họ sẽ hủy hợp đồng đã ký trước đó” - ông Bảy lo ngại.

Điểm sáng trong xuất khẩu gạo thời gian tới là VN còn giữ được thị trường Philippines với số lượng trúng thầu 800.000 tấn vừa qua. Mặc dù lượng giao hàng chỉ ở mức 200.000 tấn/tháng nhưng sẽ góp phần tiêu thụ lúa gạo mua tạm trữ vụ đông xuân và thu hoạch vụ hè thu tới, giữ ổn định giá lúa gạo trong nước, giảm bớt áp lực ép giá từ thị trường Trung Quốc.

Dù vậy, căn cứ tình hình thị trường, sản lượng gạo hàng hóa và khả năng giao hàng, VFA dự kiến kế hoạch xuất khẩu trong năm 2014 đạt khoảng 6,2 triệu tấn, chưa tính xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc. “Mục tiêu là xuất khẩu hết lúa gạo hàng hóa của nông dân” - ông Bảy nói.

Nhiều chuyên gia ngành gạo phân tích việc các thị trường nhập khẩu gạo tập trung chuyển qua mua gạo Thái Lan hoặc thay đổi cách mua bán sẽ buộc các doanh nghiệp xuất khẩu VN phải năng động hơn trong việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thay vì chờ đợi phân bổ như trước. Có thể trong thời gian đầu gặp nhiều khó khăn nhưng sẽ cải thiện trong tương lai bởi nhu cầu gạo của thế giới vẫn còn.

Việc chuyển đổi thị trường cũng buộc các nhà xuất khẩu chú trọng hơn trong việc xây dựng chất lượng và thương hiệu gạo để nâng cao giá trị thay vì bán gạo cấp thấp. Chỉ trong vài ba năm qua mặt hàng gạo thơm và nếp của VN đã tạo được một thế đứng trên thị trường với sản lượng và thị phần ngày càng tăng. Trong bốn tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo thơm của VN đã đạt trên 300.000 tấn, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. “Gạo thơm đang là mặt hàng thế mạnh của VN so với gạo Thái nên bên cạnh sự chuyển đổi của doanh nghiệp, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ để hình thành các vùng sản xuất lúa thơm chất lượng cao” - một chuyên gia ngành gạo cho biết.

TRẦN MẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp