02/04/2025 10:34 GMT+7

Tên đơn vị hành chính mới: Tác động đến du lịch Việt Nam

Giữ gìn bản sắc văn hóa và thương hiệu địa danh là cách bảo vệ giá trị kinh tế, du lịch bền vững. Việc thay đổi tên đơn vị hành chính mới có thể tác động mạnh đến những giá trị này.

Tên đơn vị hành chính mới: Tác động đến du lịch Việt Nam - Ảnh 1.

Đà Lạt là thành phố mộng mơ trong lòng du khách - Ảnh: M.V.

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã, thực hiện mô hình địa phương 2 cấp là chủ trương đúng đắn để tạo ra không gian phát triển rộng lớn hơn, huy động và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn.

Địa giới và địa danh mới không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn bảo tồn được giá trị văn hóa, lịch sử và kinh tế của các địa danh, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.

Những địa danh mang giá trị truyền thông và giá trị thương hiệu 

 Nước ta hiện có hai "thành phố trong thành phố" là Thủ Đức thuộc TP.HCM và Thủy Nguyên thuộc Hải Phòng; 87 thành phố thuộc tỉnh. Với việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, một số nơi dự kiến chuyển tên gọi "thành phố" thành tên một phường. Nhiều tên gọi quen thuộc sẽ mất đi thay bằng tên mới hoặc theo số thứ tự đã có nhiều ý kiến trái chiều.

Đơn cử nếu không còn tên gọi "thành phố Đà Lạt", dù dự kiến còn có "phường Đà Lạt" nhưng điều này sẽ làm phai nhạt đi hình ảnh của "thành phố hoa", "thành phố mộng mơ" trong lòng du khách.

Tương tự, thành phố Phú Quốc là một địa danh đã in sâu vào tâm trí du khách quốc tế. Nếu mất đi tên gọi này ít nhiều sẽ mất đi một phần giá trị truyền thông, quảng bá du lịch mà nhiều năm qua đã gây dựng. 

Đây không chỉ là một thay đổi về mặt hành chính, mà còn ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu đã được xây dựng qua nhiều thế hệ.

Hàng loạt thành phố thuộc tỉnh khác như Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang), Rạch Giá, Hà Tiên (Kiên Giang), Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự (Đồng Tháp)... đều có giá trị lịch sử, văn hóa và kinh tế riêng.

Đặc biệt, các tỉnh phía Bắc, miền Trung với chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến, tên đơn vị hành chính gắn liền địa danh mang theo tình cảm, niềm tự hào của "tên đất, tên người". Những địa danh này cần được gìn giữ gắn liền với việc nhận diện thương hiệu trong du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

Tên gọi đơn vị hành chính gắn liền địa danh lịch sử, văn hóa còn là biểu tượng của vùng đất, con người. Giữ gìn tên gọi không chỉ là bảo vệ bản sắc văn hóa, mà còn là bảo vệ giá trị kinh tế, du lịch và niềm tự hào của người dân.

Kinh nghiệm tổ chức thành phố trong thành phố khi sáp nhập, đặt tên các đơn vị hành chính mới

Ở nhiều quốc gia phát triển, việc tổ chức các "thành phố trong thành phố" được chọn lựa một cách linh hoạt, vừa đảm bảo hiệu quả quản lý, vừa bảo tồn được giá trị văn hóa - lịch sử. Berlin, Hamburg (CHLB Đức) có mô hình "Stadtbezirk", cho phép một thành phố lớn có nhiều khu vực tự quản, vẫn giữ nguyên tên gọi lịch sử như Charlottenburg, Kreuzberg hay Spandau.

Trung Quốc cũng có cách tiếp cận tương tự khi các quận lớn của Thượng Hải như Phố Đông, Hoàng Phố vẫn giữ lại những khu vực nổi tiếng như "Thượng Hải cổ" hay "Tô Giang" để phát huy giá trị du lịch.

Việt Nam hoàn toàn có thể tổ chức lại các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn, vẫn giữ lại các địa danh. Các thành phố cấp tỉnh chuyển sang cấp phường cần giữ nguyên tên gọi. 

Nên có phương án đặt tên kết hợp giữa số thứ tự và tên truyền thống để vừa đảm bảo tính thuận tiện trong quản lý, vừa giữ được giá trị thương hiệu.

Trước khi quyết định đổi tên, cần có nghiên cứu đầy đủ, tham vấn rộng rãi của cộng đồng và chuyên gia về tác động của việc thay đổi đối với kinh tế - du lịch. 

Không nên áp dụng một mô hình hành chính cứng nhắc mà cần linh hoạt, tôn trọng nguyện vọng của người dân, đồng thời bảo tồn được bản sắc địa phương.

Đặc biệt, những địa danh có thương hiệu mạnh cần được bảo vệ để tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đối với hoạt động truyền thông, quảng bá, đầu tư du lịch và cả cảm xúc, niềm tự hào của người dân địa phương.

Tên đơn vị hành chính mới qua góc nhìn du lịch - Ảnh 2.Chi tiết về 52 tỉnh, thành trong diện đề xuất sáp nhập

Trong số 52 tỉnh thành thuộc diện đề xuất sáp nhập, nếu chia theo 3 miền thì miền Bắc và miền Nam 38 tỉnh, thành; còn lại miền Trung có 14 tỉnh, thành.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp