Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN Nguyễn Lê Quốc Anh đã nhấn mạnh như vậy tại buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh quí 3 mới đây.
Ưu tiên vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chia sẻ về việc ưu tiên chiến lược trên, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết là để nhằm thực hiện đúng định hướng của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. Và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã vạch ra hai nhiệm vụ trên từ năm 2016.
Để thực hiện chiến lược này, cách đây 2 năm, Techcombank đã tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, gồm từ mô hình kinh doanh để phục vụ khách hàng, cơ cấu tổ chức, đến các chương trình đào tạo cán bộ nhân viên theo chuỗi giá trị.
Trong quá trình chuyển đổi chiến lược, theo tổng giám đốc Techcombank, ngân hàng này đã tập trung phục vụ một số lĩnh vực kinh tế nhu yếu của thị trường nội địa, đặc biệt ưu tiên nhiều dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đến nay, mức độ tăng trưởng của dư nợ cho phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng rất mạnh trong bảng tài sản; tỷ số nợ trung và dài hạn giảm mạnh; cơ cấu doanh thu tăng mạnh từ các dịch vụ phi tín dụng. Đặc biệt, tổng dư nợ từ các doanh nghiệp lớn đang chững lại, thậm chí thấp hơn cuối năm 2017. Trong khi đó dư nợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
"Cụ thể, đối với phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa, tổng số dư nợ tăng 36% trong ba năm qua, từ 18 ngàn tỉ đồng lên 28 ngàn tỉ đồng (2016 – quí 3-2018). Trong khi đó, đối với phân khúc doanh nghiệp lớn, tổng dư nợ chỉ tăng 15% từ 68 ngàn tỉ đồng lên 72 ngàn tỉ đồng.
Đồng thời, việc giảm thiểu rủi ro thanh khoản được thể hiện qua việc dịch chuyển mạnh của các khoản vay ngắn hạn. Đến nay, 61% tổng số dư nợ cho các doanh nghiệp là ngắn hạn, dưới 12 tháng" – ông Quốc Anh nói.
Riêng việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp lớn, Techcombank phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc của doanh nghiệp lớn vào nguồn tiền của ngân hàng và tận dụng nguồn tiền ngoài ngân hàng.
Theo đó, Techcombank đạt được ba lợi ích cho nền kinh tế. Thứ nhất: giúp doanh nghiệp lớn đạt nhu cầu huy động vốn dài hạn rẻ. Thứ hai: đưa đến khách hàng cá nhân và các tổ chức tài chính cơ hội đầu tư với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm. Cuối cùng là đa dạng hóa nguồn tiền đầu tư để phát triển kinh tế trong nước.
Về kết quả đạt được sau ba năm thực thi chiến lược này, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho biết Techcombank đã hạ tối đa rủi ro bằng cách giảm tổng dư nợ của doanh nghiệp lớn trên bảng tài sản. Đồng thời, Techcombank đã tập trung chuyển dịch để đại đa số dư nợ cho doanh nghiệp là hợp đồng ngắn hạn. Từ đó, Techcombank giảm phần doanh thu từ lệ thuộc lãi suất dư nợ, tức là đã chủ động tăng mức an toàn ngân hàng vì đã giảm thiểu tác động của rủi ro tín dụng.
Dư nợ trung dài hạn trên vốn vay ngắn hạn còn 34%
Với hướng đi đúng, bài bản, đến nay, cũng theo ông Nguyễn Lê Quốc Anh, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank đang duy trì ở mức dưới 2%. Hơn thế nữa, ngân hàng đã đạt được chỉ tiêu tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sớm hơn thời điểm ấn định của Ngân hàng nhà nước.
Bắt đầu từ quí 3, tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên huy động vốn ngắn hạn của Techcombank đã giảm xuống mức 34,2%, thấp hơn mức 40% mà Ngân hàng nhà nước ấn định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ kể từ đầu từ tháng 1 năm 2019.
Bên cạnh đó, Techcombank là một trong số ít ngân hàng vừa được Ngân hàng nhà nước chấp thuận nâng mức tăng trưởng tín dụng từ 14% lên đến 20% trong năm 2018. Với hạn mức mới này, Techcombank kỳ vọng sẽ tiếp tục đáp ứng nhu cầu tín dụng của hai phân khúc khách hàng trọng tâm này khi các doanh nghiệp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận