03/09/2014 00:01 GMT+7

Tê giác – không có người mua, không còn kẻ giết

Cần biết - Bộ Y tế đã khẳng định, sừng tê giác không phải là một thần dược có thể chữa các bệnh nan y.

Hiện nay, trên toàn thế giới chỉ còn khoảng 29.000 cá thể tê giác. Với tốc độ bị giết hại để lấy sừng hơn 1.000 con/năm thì chỉ sau hơn 20 năm nữa loài tê giác sẽ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng sừng tê giác làm thuốc chữa bệnh tại Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng…

Việt Nam - một trong những thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới

Thông tin tại buổi gặp mặt truyền thông tại TP.HCM do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường - Phát triển (CHANGE) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổ chức Cứu trợ hoang dã (WildAid) và Quỹ Hoang dã châu Phi (African Wildlife Foundation) tổ chức mới đây cho biết: cá thể tê giác cuối cùng ở Việt Nam bị giết lấy sừng vào tháng 4/2014 tại Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên; chỉ còn 35 cá thể tê giác ít ỏi còn sống cho đến thời điểm này tại Indonesia; 95% tê giác trên toàn thế giới đã bị giết hại bởi các đối tượng săn trộm tê giác tại Nam Phi, trong đó phần lớn là người Việt Nam và Trung Quốc; 1.000 cán bộ, kiểm lâm bị bọn săn tê giác giết hại trong 1 thập kỷ qua.

Trong đó, chỉ riêng năm 2013, 1.004 cá thể tê giác bị giết để lấy sừng được ghi nhận tại Nam Phi. Báo cáo mới nhất của Bộ Môi trường Nam Phi cho biết, đến hết ngày 26/8/2014 đã có ít nhất 668 tê giác bị giết hại, một sự tương phản quá lớn so với con số 13 cá thể bị giết trong cả năm 2007. Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc được coi là hai thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới.

Từ lâu, sừng tê giác được sử dụng trong y học cổ truyền Châu Á để giảm sốt và trị một số bệnh khác. Tại Việt Nam, sừng tê giác được lan truyền ghi nhận như một loại thuốc có tác dụng như một thần dược cho nam giới… nên đã trở thành một thứ quà tặng xa xỉ để làm quà biếu, thể hiện quyền lực. Đặc biệt, rất nhiều người đã tin vào tác dụng trị ung thư của sừng tê giác dù không có bất kỳ nghiên cứu hay chứng nhận y học nào liên quan.

Tại Việt Nam, giá 1 kg sừng tê giác được mua bán có giá khoảng 65.000 USD. Đây là nguyên nhân khiến nhiều băng nhóm tội phạm liều mạng phạm pháp để săn cho bằng được tê giác. Đặc biệt, năm 2013, tại Nam Phi, 101 người bị bắt vì săn trộm tê giác thì có tới 77 người Việt Nam.

Nhiều chiến dịch kêu gọi ngăn cấm nạn sử dụng sừng tê giác và săn bắn tê giác của các tổ chức quốc tế đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, như một khẳng định người Việt Nam đang là một mối nguy hại cho sự sinh tồn của loài tê giác.

E5xAfrQq.jpg

Bột sừng tê giác không có tác dụng điều trị ung thư

Giáo sư Harold Varmus, chuyên gia ung thư hàng đầu đã có thông điệp rõ ràng “Bột sừng tê giác không có tác dụng điều trị ung thư”; “Chúng ta không có bằng chứng là bột sừng tê giác có ích lợi gì và không có cơ sở để dùng điều trị bệnh ung thư”; “Có điều chắc chắn là con vật kỳ lạ đẹp đẽ này sẽ chịu đau đớn rồi sẽ chết đi để sản xuất ra bột sừng tê”.

Y văn Trung Quốc trong gần 2000 năm không có ghi nhận sừng tê giác trị được ung thư. Dùng sừng tê giác để trị khỏi ung thư chỉ là lời đồn đại, lời đồn kéo dài đến nay, lan truyền nhanh chóng và giá cả sừng tê giác tăng vọt. Từ năm 1993, Trung Quốc đã cấm dùng sừng tê giác trong y học cổ truyền và bày tỏ quyết tâm bảo vệ động vật hiếm quý.

Một thử thách đối với những nhà hoạt động bảo vệ động vật hoang dã là người tiêu dùng Việt Nam thường hay tin vào những lời đồn thổi, những thông tin ngoài lề, hơn là vào những chứng cứ khoa học. Bộ Y tế đã khẳng định: sừng tê giác không phải là một thần dược có thể chữa các bệnh nan y. Nếu như mọi người không quan tâm đến việc mình đang đẩy một loài vật quý báu của thiên nhiên hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng, thì mọi người cũng nên biết rằng mình đang mất rất nhiều tiền vào một thứ vô bổ.

Chiến dịch “Chấm dứt sử dụng sừng tê” thuộc chương trình “Không có người mua, không còn kẻ giết” được phối hợp thực hiện bởi Tổ chức WildAid (Cứu trợ hoang giã), African Wildlife Foundation (Quỹ hoang giã Phi Châu) và Trung tâm Change nhằm kêu gọi người dân không mua, không sử dụng và nhận thức đúng về tác dụng của sừng tê giác với sức khỏe con người.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp