Phóng to |
* Ông và các cộng sự của mình đã tiếp xúc với nền văn hóa dân gian Tây Nguyên như thế nào, thưa giáo sư?
Phóng to |
GS-TS Tô Ngọc Thanh |
Tuy nhiên, phần lớn các công trình, tư liệu là tập hợp các sưu tầm văn học và âm nhạc dân gian, trừ hai cuốn Mọi Kon Tum của Nguyễn Kinh Chi-Nguyễn Đổng Chi và Chúng tôi ăn rừng của G.Condominas.
Tiếp xúc với văn hóa Tây Nguyên, tôi và các cộng sự đã tiếp cận theo phương pháp đa ngành theo đặc trưng tổng thể nguyên hợp của đối tượng nghiên cứu. Với sự trợ giúp của nhân dân, từ đợt công tác đầu tiên ở Gia Lai-Kon Tum, chúng tôi đã thực hiện 2.000 trang ghi chép, vài trăm bức ảnh ghi lại các hoạt động, lễ hội, tập tục của người bản xứ.
Chúng tôi rất hứng khởi với công việc này và cùng với các nhóm nghiên cứu khác, quyết tâm đưa những viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa dân gian Tây Nguyên ra khỏi lớp bụi thời gian và quên lãng.
* Theo ông, VN nên tiếp cận văn hóa theo con đường nào là tốt nhất? Hơn nữa, nên tìm hiểu nền văn hóa từ những giác độ nào?
- Đã có nhiều định nghĩa về văn hóa, bởi những luận cứ và xuất phát điểm nghiên cứu khác nhau. Tôi đồng ý với quan điểm: Văn hóa là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo ra. Trong nền văn hóa có hai thành phần chính: văn hóa bác học và văn hóa dân gian (folklore).
Ở VN, chỉ có người Kinh là có văn hóa bác học và văn hóa bác học của người Kinh chịu ảnh hưởng văn hóa dân gian (VHDG). Việt Nam có 54 dân tộc thì phần lớn chỉ có VHDG mà không có văn hóa bác học. Như vậy, văn hóa dân tộc VN thực chất nằm ở VHDG. Muốn tìm hiểu về con người và dân tộc VN phải bắt đầu từ đây. Người VN không hiểu VHDG có nghĩa là không hiểu chính mình...
Vùng Đông - Nam Á thuở xa xưa không phân chia ranh giới. Trên mảnh đất đó, VN là địa bàn cư trú của các tộc người nói tiếng Môn -Khmer. Tiếp đó, cách đây khoảng 2.000 - 2.500 năm, các tộc người nói tiếng Ma-lay-ô từ biển tràn vào. Và VN trở thành nơi cư trú của nhiều tộc người nói hai ngữ hệ: Môn-Khmer và Ma-lay-ô...
Tây Nguyên là một phần máu thịt của VN. Vùng đất này trở thành địa bàn cư trú lâu đời của các tộc người nói hai ngữ hệ Môn - Khmer và Ma-lay-ô, những ngữ hệ thời cổ xưa của VN và Đông - Nam Á.
Người Tây Nguyên từ xa xưa đến nay cách biệt giữa núi rừng nên ít giao lưu, và vì vậy, còn lưu giữ khá đầy đủ những tàn tích văn hóa Việt Nam và Đông - Nam Á cổ. Nói cách khác, văn hóa Tây Nguyên là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Việt Nam và văn hóa Đông - Nam Á...
Từ những tư liệu có được và những chuyến điền dã, tôi mạnh dạn nghĩ đến một giả thuyết khoa học: Đông - Nam Á cổ đại là một vùng văn hóa sử thi, trong đó Tây Nguyên là nơi còn giữ được nhiều nhất những đặc trưng thể loại và còn tồn tại với mật độ cao những tác phẩm của loại hình này so với các nước Đông - Nam Á khác.
Nhà dân tộc học Phillipines, giáo sư Giô-dê Ma-ri-đa nhận định: "Có một nền văn hóa cồng chiêng (gongs culture) Đông - Nam Á cổ đại, trong đó Tây Nguyên và Trường Sơn là nơi còn giữ được những phẩm chất điển hình nhất của loại văn hóa này".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận