Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Khoảng 50 năm trước, tiền thân của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam chính là Đoàn xiếc Độc Lập, nơi đào tạo ra nhiều nghệ sĩ xiếc nổi bật của TP.HCM.
Ở một quán cà phê nhỏ gần chùa Huệ Nghiêm đối diện bến xe Miền Tây sáng nào cũng có một nhóm anh chị em ngồi cà phê cà pháo, bâng quơ ba điều bảy chuyện. Sáng nào cũng vậy, nói gì thì nói cũng quay lại câu chuyện của xiếc, của ngày xưa và của hôm nay.
Họ là những nghệ sĩ xiếc còn đang hoạt động như: Phi Vũ, Bích Liên, Hoàng Vinh…, hoặc là những người đã về hưu hoặc đã tạm xa sàn xiếc như Đông Mai, Ngọc Hương, Ngọc Duyên, Thu Hà…
Và họ chính là những người con, dâu và rể của ông bà bầu Nguyễn Văn Chín (mất năm 2019) và Nguyễn Thị Lang (mất năm 2003), người đã khai sinh ra Đoàn xiếc Độc Lập, đoàn xiếc đầu tiên của thành phố sau năm 1975 và là tiền thân của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam.
Ông Chín, bà Lang vốn xuất thân từ nghề buôn bán, thợ may. Ông rất giỏi cơ khí. Khoảng năm 1971, 1972, ông và một người bạn hì hụi cải tạo một chiếc xe tải thành xe thập điện 12 cửa ngục.
Trong chiếc xe đó, người xem vào xe đứng trên một thang xoay đưa người ta đến 12 mô hình cửa ngục theo thuyết nhà Phật, có thuyết minh. Từ mô hình này mà bà Lang vốn có đầu óc kinh doanh đã đưa đi khắp các tỉnh thành miền Tây để biểu diễn.
Cứ vậy xe như là nhà, có hai vợ chồng, vài đứa con nhỏ chưa tới tuổi đi học và người làm rong ruổi khắp nơi. Tới điểm diễn, họ phát loa quảng cáo, sau này còn có thêm biểu diễn ảo thuật cưa người để thu hút khán giả.
Người xem đến mua vé rất đông vui. Chiếc xe đó đã gắn bó với gia đình họ đến năm 1975, sau đó được đưa về cất tại Sở thú (Thảo cầm viên).
Tưởng nghiệp làm bầu một cách hết sức định mệnh đã chấm dứt, nhưng bà Lang đã nghĩ ra việc thành lập Đoàn xiếc Độc Lập, trong đó xiếc là chủ yếu, bên cạnh còn có các tiết mục ca múa nhạc như là một chương trình tạp kỹ.
Với sự đồng ý của Nhà nước, Đoàn xiếc Độc Lập, đoàn xiếc đầu tiên của thành phố, đã ra đời và biểu diễn cố định tại Sở thú. Nghệ sĩ Đông Mai, con gái lớn của bà bầu Lang, nhớ lại lúc đó là thời điểm giao thời còn quá mới nên rất hiếm đoàn nghệ thuật hoạt động.
Độc Lập đã quy tụ rất nhiều nghệ sĩ xiếc từ các nhóm xiếc của thành phố và các ca sĩ thời đó như Chế Linh, Giang Tử, Duy Khánh, Thanh Lan, Nhật Trường, Nguyễn Hưng, ban nhạc Hy Vọng...
Nghệ sĩ Ngọc Duyên diễn uốn dẻo
"Một ngày chúng tôi diễn liên tục 7, 8 suất. Lễ, Tết lên tới mười mấy suất/ngày. Má tôi tổ chức nấu nướng phục vụ anh em nghệ sĩ ở đó ăn - nghỉ ngơi - biểu diễn luôn" - bà Đông Mai nói.
Chưa hết, bà bầu Lang còn mời thầy là các nghệ sĩ xiếc từ phía Bắc như Minh Huệ, Mai Sinh... về dạy biểu diễn xiếc cho 6 người con, trong đó có nghệ sĩ Đông Mai (tung hứng, đạp chân), Thu Hà (xiếc hài), Ngọc Hương (thăng bằng trên dây thép), Ngọc Duyên (uốn dẻo), Hoàng Vinh (xe đạp trên bàn cao, đá bát), Ngọc Hiển (thang lắc).
Cả gia đình lấy sân khấu của đoàn là nhà, ăn, ngủ, biểu diễn cùng xiếc. Ký ức tuổi thơ của Hoàng Vinh ngoài xiếc còn là những giờ phút lang thang chơi đá bóng cùng những đứa con của công nhân trong Sở thú.
Thế giới của gia đình họ thời đó gói gọn trong khuôn viên đầy cây xanh và tiếng chim hót ríu rít.
Đoàn xiếc Độc Lập ngày ấy là nơi tập trung nhiều anh tài ở lĩnh vực xiếc, ảo thuật như nhóm xiếc Ngọc Quỳnh, Mạc Tín...
Nhiều nghệ sĩ xiếc là trụ cột của Nhà hát nghệ thuật Phương Nam sau này đều trưởng thành từ cái nôi của xiếc Độc Lập. Có thể kể như nghệ sĩ Phi Vũ (chồng nghệ sĩ Ngọc Hương, con rể bà bầu), từng là phó giám đốc nhà hát; nghệ sĩ Duy Hà, cháu của nghệ sĩ Ngọc Quỳnh, là người góp phần đào tạo ra anh em nghệ sĩ xiếc đình đám Quốc Cơ - Quốc Nghiệp, Trúc Vi...
2 cháu ngoại của ông là bé Minh Quang, Minh Nhật hiện cũng rất nổi bật như là những tài năng xiếc nhí;
Nghệ sĩ Ngọc Bảo (con ông Ngọc Quỳnh) nổi tiếng với khả năng biểu diễn tung hứng ở nhà hát;
Nghệ sĩ Cẩm Minh là ba của nghệ sĩ xiếc Hiển Phước, hiện được xem là tài năng trẻ của đội Mặt trời đỏ (trực thuộc nhà hát) với nhiều giải thưởng về xiếc trong nước và quốc tế, được bầu chọn là Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2019;
Anh em của nghệ sĩ Phi Vũ là Phi Hùng, Phi Lâm, Minh Nhật cũng là những nghệ sĩ được "lò" Độc Lập đào tạo nên;
Nghệ sĩ Phi Hùng có 3 con đều theo nghề, trong đó Hoàng Dũng diễn xiếc hề, Thanh Vân theo lắc vòng, uốn dẻo, Thanh Hồng diễn ảo thuật;
Nghệ sĩ Phi Lâm có cháu ngoại và cháu dâu là cặp vợ chồng nghệ sĩ trẻ Lê Hưng - Nhã Hiếu hiện gây chú ý ở Nhà hát Phương Nam với tiết mục trượt patin đoạt khá nhiều giải thưởng;
Nghệ sĩ Bích Liên dù xuất thân từ Nhà thiếu nhi TP.HCM nhưng là con dâu bà bầu Lang (vợ nghệ sĩ Hoàng Vinh) hiện đang là phó giám đốc của nhà hát.
Nghệ sĩ xiếc Duy Hà chia sẻ hồi 13, 14 tuổi ông đã vào Đoàn xiếc Độc Lập. Có khoảng 6, 7 cậu bé cỡ tuổi ông được bà bầu cho ở luôn tại điểm diễn, nuôi nấng như người trong gia đình. Trong ký ức của ông, bà bầu Lang là người cực kỳ tử tế và trân trọng nghệ sĩ, bởi vậy nghệ sĩ thường gắn bó với bà rất lâu.
Ông còn cho biết thêm bà hay động viên mấy nghệ sĩ trẻ ráng tập luyện cho tốt để giỏi nghề. Ai chịu khó bà luôn tạo điều kiện. Với Duy Hà, ông mang ơn nơi này đã là bệ đỡ cho ông trưởng thành hơn về nghề nghiệp.
Nghệ sĩ Phi Vũ vốn là chàng trai nghèo của xứ Huế vào Sài Gòn lập nghiệp. Cù bơ cù bất nhưng tánh tình chịu khó và siêng tập luyện nên dần dần được bà bầu thương và chịu gả con gái cưng. Từ Đoàn xiếc Độc Lập, Phi Vũ đã biết làm rất nhiều tiết mục, anh còn mày mò chế tạo đạo cụ cho xiếc, phụ bà bầu coi sóc đoàn xiếc.
"Má tôi là người rất bản lĩnh, quyết đoán nhưng hiền lành, thương người và sống tình cảm. Hồi nào giờ nghệ sĩ theo đoàn của bà nếu xảy ra vấn đề không bao giờ bà đuổi ai, tới khi nào họ muốn thì sẽ tự xin nghỉ.
Dù là tay ngang không có chuyên môn về xiếc nhưng bà rất nhạy bén, có cách thẩm định rất tốt. Bà nhìn sẽ biết tiết mục nào hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của khán giả" - Phi Vũ kể.
Nghệ sĩ Bích Liên chia sẻ khi chị về công tác tại Đoàn xiếc TP.HCM, dù lúc đó không còn bà bầu Lang nhưng chị thường xuyên nghe người ta kể về bà với sự kính trọng.
Thế nhưng khi về làm dâu chị chưa bao giờ nghe bà kể về công trạng đã lèo lái đoàn xiếc đầu tiên. Bà chỉ thường khuyên con dâu ăn ở, xử sự với các anh em trong đoàn cho tốt vì "có đức mặc sức mà ăn".
Khoảng năm 1980, bà Lang hiến tặng Đoàn xiếc Độc Lập cho Nhà nước đổi tên thành Đoàn xiếc Tuổi Trẻ. Bà Lang là trưởng đoàn, 2 phó đoàn là ca sĩ Chế Linh và Nhật Trường.
Dù đã là đoàn nhà nước nhưng xiếc Tuổi Trẻ vẫn theo cơ chế tự thu tự chi. Ông Vũ cho biết hồi đó đoàn diễn rất nhiều ở các rạp của thành phố như Lệ Thanh, Thủ Đô, Nhân Dân... Khán giả xếp hàng mua vé kéo dài tận 2, 3 ngã ba.
Vài năm sau thì có đoàn xiếc của ông Huỳnh Thái Sơn từ phía Bắc vào cũng hiến tặng đoàn cho Nhà nước. Đoàn xiếc Tuổi Trẻ chia ra thành Tuổi Trẻ A (do bà Lang quản lý) và Tuổi Trẻ B do ông Huỳnh Thái Sơn quản lý.
Ông Sơn chính là ông ngoại của nghệ sĩ Việt Hương. Việt Hương kể gia đình ngoại chị ban đầu diễn sơn đông mãi võ, sau đó xuôi vào miền Trung đến Bình Định lập gánh xiếc và cứ thế từ từ tiến vào Sài Gòn.
Ngoại có 4 cô con gái đều diễn xiếc, ảo thuật. Mẹ Việt Hương là nghệ sĩ xiếc Kiều Oanh. Vì là chị hai nên bà không chỉ biểu diễn mà còn lo chuyện bán vé, phát lương, phụ trông coi đoàn cho cha.
Bà Kiều Oanh là gương mặt quen thuộc biểu diễn tiết mục ảo thuật cưa người, xiếc phóng dao. Ba Việt Hương là nghệ sĩ xiếc kungfu Lâm Bằng. Em của bà Oanh có nghệ sĩ xiếc Thu Hà rất được yêu thích với các tiết mục tạo hình, đu quay...
Việt Hương tâm sự từ trong bụng mẹ chị đã sống trong không khí của nghệ thuật xiếc. Chị vui vẻ kể: "Cô Trang Thanh Lan mỗi lần gặp tôi thường ghẹo: Hồi nhỏ tao hay đày mày lắm Việt Hương! Vì hồi đó cô hát cho đoàn của ngoại tôi. Lúc đó, tôi còn quá nhỏ hay khóc đòi mẹ nên mỗi lần tôi khóc mấy cô lấy cái thau bỏ tôi vô đó cho khỏi bò ra, rồi bưng sát cánh gà để tôi nhìn thấy mẹ mà nín khóc!". Năm 11 tuổi, Việt Hương đã được mẹ cho đi học múa. Sau đó, ông ngoại có ý định cho cháu theo nghề.
Tuy nhiên, mẹ Việt Hương đã quỳ xuống lạy ông xin đừng bắt Việt Hương theo xiếc vì bà sợ con cực khổ. Gia tộc xiếc - ảo thuật của nhà ngoại Việt Hương đến đời cô là dừng lại. Ngoài Việt Hương nổi tiếng lĩnh vực hài, còn có 2 người em bạn dì làm ca sĩ và một em trai là đạo diễn.
Năm 1986, Đoàn xiếc Tuổi Trẻ được đổi tên thành Đoàn xiếc TP.HCM. Bà Lang rời đoàn thành lập đoàn xiếc gia đình hoạt động tại Nhà văn hóa Lao động. Sau đó đoàn cộng tác với đoàn Nghĩa Bình đi diễn miền Trung, ra tận biên giới phía Bắc, rồi đến đoàn ca múa nhạc Minh Hải, Vũng Tàu... Năm 1989, đoàn về lại Sài Gòn. Các con của bà gồm Đông Mai, Ngọc Hương, Phi Vũ, Hoàng Vinh... vào công tác ở Đoàn xiếc TP.HCM.
Từ nơi này, với kinh nghiệm dày dạn của mình, các nghệ sĩ xiếc từ gia đình bà bầu Lang không chỉ là các nghệ sĩ trụ cột của Đoàn xiếc TP.HCM mà còn là những người thầy dìu dắt tạo nên một thế hệ nghệ sĩ trẻ của thành phố sau này.
Riêng nghệ sĩ Phi Vũ tới năm 50 tuổi vẫn còn tích cực biểu diễn. Trong một tiết mục tập thể, nhìn anh nhoay nhoáy... leo cột mà ai nấy hết hồn vì sự máu lửa của nghệ sĩ xiếc kỳ cựu.
Năm 2013, Đoàn xiếc TP.HCM và Đoàn nghệ thuật múa rối TP.HCM sáp nhập lại thành Nhà hát nghệ thuật Phương Nam tọa lạc tại công viên Gia Định (đường Hoàng Minh Giám, Gò Vấp). Đoàn đã có nhiều chương trình gây được ấn tượng như Gala xiếc quốc tế, kịch xiếc Romeo và Juliet, kịch xiếc Ba Tư huyền bí, Mekong show...
Trong gần 50 năm hoạt động đó, xiếc TP.HCM có lẽ không quên dấu ấn của Đoàn xiếc Độc Lập. Và các thế hệ con cháu của những gia đình trưởng thành từ Đoàn xiếc Độc Lập ngày ấy vẫn đang tiếp tục theo đuổi và duy trì niềm đam mê với nghệ thuật xiếc.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận