30/09/2016 20:44 GMT+7

Tàu vũ trụ Rosetta kết thúc sứ mệnh 12 năm trên sao Chổi

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Con tàu vũ trụ trị giá 1,5 tỷ USD của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chính thức kết thúc sứ mệnh lịch sử và hành trình hơn 6 tỷ km của mình khi hạ cánh xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko lúc 18g19 tối 30-9 (giờ Việt Nam).

Tàu vũ trụ Rosetta và "người bạn đồng hành" của nó, sao chổi 67P/C-G. Ảnh: Cơ quan Vũ trụ châu Âu


Từ trung tâm kiểm soát của ESA, các nhà khoa học đã vỗ tay và ôm nhau vào thời khắc con tàu hạ cánh xuống sao chổi 67P/C-G và mất liên lạc với trái đất.

Tại Mexico, hơn 300 đại biểu đang tham dự Đại hội Du hành vũ trụ quốc tế cũng đã tập trung trong một khán phòng chứng kiến những giây phút cuối cùng của tàu vũ trụ Rosetta.

“Xin cảm ơn, Rosetta”, Tổng giám đốc ESA Jan Woerner viết trên Twitter.

“Đó thật sự là một kết thúc có hậu” ông Klaus Schiling – người đã dành hơn 25 năm từ khi tàu Rosetta chỉ còn là một dự án nằm trên giấy không giấu được sự xúc động.

Có rất nhiều điều để hồi tưởng về hành trình thám hiểm không gian của Rosetta.

Đó là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một tàu vũ trụ đã bay quanh một sao chổi theo một quỹ đạo cố định trong suốt 12 năm và cũng là lần đầu tiên người ta hạ cánh một tàu vũ trụ xuống bề mặt sao chổi.

12 năm, số lượng thông tin Rosetta thu thập và phân tích gửi về Trái Đất đủ khiến các nhà khoa học phải tiếp tục bận rộn thêm ít nhất 10 năm nữa.

Thế nhưng, cuộc vui nào cũng sẽ có lúc phải tàn khi ESA đang tập trung cho cuộc đua ngoài hệ Mặt trời. Thêm vào đó, Rosetta đã quá sức chịu đựng các loại bức xạ và nhiệt độ khắc nghiệt trong không gian và không thể kéo dài thêm được nữa, người ta đã quyết định kết thúc sứ mệnh của nó.

Cho đến những giây phút cuối cùng, mọi hình ảnh và thông tin Rosetta truyền về Trái Đất vẫn có giá trị quan trọng. Những bức ảnh cận cảnh sẽ cho phép các nhà khoa học có được cái nhìn sâu sắc về cấu trúc của sao chổi, cách chúng hình thành,…

Những dữ liệu đó cũng giúp các nhà khoa học hiểu hơn về sự hình thành của Trái Đất và các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.

Đánh giá về những đóng góp của Rosetta cho khoa học nhân loại,Daniel Brown, một chuyên gia thiên văn học tại Đại học Nottingham Trent nhấn mạnh rằng những bức ảnh mà Rosetta gửi về Trái Đất “có sức nặng như bước chân đầu tiên của Neil Armstrong trên mặt trăng”

Tàu vũ trụ Rosetta do ESA đầu tư chế tạo được phóng lên không gian vào tháng 3-2004 với sứ mệnh nghiên cứu sao chổi 67P/C-G. Nhưng phải mất đến hơn 10 năm sau, ngày 6-8-2014 con tàu mới tiếp cận được sao chổi ở khoảng cách 100km. Ngày 11-11-2014, Rosetta áp sát sao chổi 67P/C-G và thả tàu thăm dò Philae nhưng đáng tiếc Philae lại bị mắc kẹt vào một vách đá và không thể tiến hành được bất kỳ thử nghiệm nào trước khi hết năng lượng.

 

DUY LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp