Phóng to |
Cuộc hành trình vào không gian của Voyager đã kéo dài trong vòng 26 năm |
Các nhà khoa học của cơ quan không gian Mỹ NASA cho biết hôm thứ ba rằng Voyager 1 đã đi vào một vùng được biết như là vùng rìa ngoài của mặt trời. "Đây là một tin rất quan trọng”, Eric Christian, người dẫn đầu chương trình về Voyager 1 của Cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA nói.
Đây là một vùng hỗn độn rất lớn, nơi không còn chịu ảnh hưởng của Mặt trời và các phân tử liên tục xì hơi gây ra những quầng khí mỏng giữa các ngôi sao. Tuy nhiên, các nhà khoa học không thể chắc chắn được khi nào thì tàu thăm dò này sẽ đi vào vùng không gian bao la.
Trước đây, các nhà khoa học từng tranh cãi về vị trí của Voyager 1. Một số nhà nghiên cứu cho rằng tàu thăm dò sẽ đến vùng giới hạn, số khác cho rằng nó vẫn còn cách đó khá xa. Ở vùng giới hạn, sức gió ở Mặt trời sẽ chậm lại từ 1,2-2,4 triệu km/h, trở nên nặng hơn và nóng hơn. Hiện nay, các nhà khoa học vũ trụ cho rằng họ tin và đồng ý rằng Voyager sắp đến vùng giới hạn và đang ở rất gần vùng không gian bao la.
Các nhà khoa học cho biết khi Voyager 1 đi vào vùng giới hạn, nó sẽ đo sự tăng lên bất ngờ của từ trường do sức gió mặt trời, kết hợp với sự giảm tốc độ của nó. Điều này chỉ xảy ra khi gió mặt trời chậm lại.
Ban đầu, Voyager 1 được giao nhiệm vụ thám hiểm không gian trong năm năm, nhưng sau đó nó vẫn tiếp tục cuộc hành trình của mình vào không gian, lôi cuốn sự chú ý của nhiều nhà khoa học.
Chiếc Voyager 2, anh em song sinh của Voyager 1, được phóng trước Voyager 1 hai tuần, cũng đang thực hiện một chuyến đi khác và cách nó khoảng 10,4 tỉ km.
Ở những nơi Voyager 1 và 2 đến, chúng đều gửi những ghi nhận quý giá là những thông điệp từ Trái đất, gồm các âm thanh trong tự nhiên của sóng, gió, sấm sét và tiếng của các loài vật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận