07/11/2018 12:48 GMT+7

Tàu thăm dò Parker Solar đã đi vào khí quyển mặt trời

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - NASA cho biết Parker Solar đã đi vào lớp ngoài khí quyển mặt trời với tốc độ 342.000km/h và chỉ còn cách mặt trời 24 triệu km - khoảng cách gần nhất từ trước đến nay mà một tàu thăm dò đạt được.

Tàu thăm dò Parker Solar đã đi vào khí quyển mặt trời - Ảnh 1.

Parker Solar đang gặp nhiều thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ "Chạm vào mặt trời" - Ảnh: Daily Mail

Sau khi Parker Solar đi vào khí quyển mặt trời, các nhà khoa học sẽ không liên lạc với tàu thăm dò này cho tới khi nó trở ra và đạt khoảng cách an toàn so với mặt trời để không còn bị nhiễu sóng điện từ.

Dự kiến, nếu có thể "sống sót" trước sức nóng khủng khiếp của mặt trời, Parker Solar sẽ thực hiện tổng cộng 24 lần tiếp cận khí quyển ngôi sao này trong vòng 7 năm.

Mục tiêu cuối cùng của Parker Solar là tiếp cận mặt trời với khoảng cách cực ngắn, chỉ 6 triệu km.

"Chúng tôi rất mong chờ xem những thông tin Parker Solar gửi về" - nhà khoa học Nicola Fox từ NASA cho biết.

Tàu thăm dò Parker Solar đã đi vào khí quyển mặt trời - Ảnh 2.

Điểm sáng nhất chính là Trái Đất, nằm cạnh hàng ngàn vì sao trong ngân hà - Ảnh: NASA

Tuần rồi, NASA cũng đã công bố những bức ảnh trên cả tuyệt vời về Trái Đất được Parker Solar chụp khi cách Trái Đất 43 triệu km.

Trong bức ảnh, Trái Đất chỉ là một vệt sáng nhỏ nằm giữa hàng ngàn ngôi sao khác nhau trong Dải ngân hà.

Được phóng lên vũ trụ vào ngày 31-7, Parker Solar do Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng Johns Hopkins phát triển nhằm thực hiện sứ mệnh "chạm đến Mặt trời" trong vòng 7 năm.

Nhiệm vụ này nằm trong chương trình "Sống cùng các vì sao" của NASA, nhằm tìm hiểu tác động từ Mặt trời đến đời sống ngoài không gian và trên Trái đất. 

NASA sẽ sử dụng thông tin khai thác được để dự báo tốt hơn thời tiết không gian, yếu tố ảnh hưởng đến vệ tinh, phi hành gia và tình hình biến đổi khí hậu của Trái đất.

Nằm im trên giường để hiểu về vũ trụ

TTO - Trong các thí nghiệm, tình nguyện viên buộc phải nằm liên tục trong nhiều ngày trên giường để mô phỏng lại tác động của môi trường chân không lên cơ thể con người. Giống như những gì các phi hành gia trải qua ngoài vũ trụ.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp