Tàu VTB 26 bị lật tại khu vực gần Đảo Ngư - Ảnh: Cảng vụ hàng hải Nghệ An cung cấp |
Theo ông Minh, thời điểm tàu VTB 26 gặp nạn tại khu vực gần Đảo Ngư còn có 3 tàu hàng khác cũng neo đậu ở đây, trong đó tàu VTB 26 có tải trọng lớn nhất.
Chưa có kết luận nguyên nhân tàu chìm
“Tàu VTB 26 neo đậu ở khu vực được cho phép. Đây là sự cố thiên tai ngoài mong muốn bởi vì 3 tàu hàng khác cũng neo đậu quanh tàu VTB 26 có tải trọng nhỏ hơn nhưng không gặp sự cố tại thời điểm bão số 2 đổ bộ vào”, ông Minh nói.
Ông Minh thông tin, do phía chủ hàng không có kế hoạch dỡ hàng tại cảng nên cảng Cửa Lò không có lịch sắp xếp vào cảng neo đậu vì khu vực cầu cảng có sức chứa nhất định.
“Chúng tôi đã thực hiện đúng quy định của ngành hàng hải và chức năng nhiệm vụ của cảng vụ. Khi có bão vào bờ chúng tôi đã khuyến cáo và hướng dẫn họ tìm nơi trú tránh bão an toàn”, ông Minh nói.
Phóng viên đặt câu hỏi: “Theo chỉ đạo Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng về việc ứng phó với bão số 2 thì thuyền viên phải rời tàu vào bờ trước khi bão vào nhưng toàn bộ thuyền viên trên tàu VTB 26 vẫn ở lại?"
Ông Minh cho rằng trên tàu mỗi người đều có một nhiệm vụ từ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy… Thuyền trưởng phải là người đánh giá được hướng di chuyển của bão và đưa ra phương án neo đậu, tránh trú bão và cho người vào bờ hay không để đảm bảo an toàn.
Các lực lượng triển khai phương án tìm kiếm 4 nạn nhân tàu VTB 26 mất tích - Ảnh: DOÃN HÒA |
Về nguyên nhân của việc tàu bị lật chìm, ông Minh cho biết sau khi hoàn tất công tác tìm kiếm, cứu nạn, trục vớt tàu VTB 26, cơ quan chức năng mới có kết luận cuối cùng.
Đơn vị cứu hộ đã dùng phao định vị vị trí tàu VTB 26 bị chìm cách bờ khoảng hơn 3 hải lý, nằm phía Bắc Đảo Ngư chừng 800m. Khu vực này có độ sâu khoảng 10m.
Huy động nhiều tàu tìm kiếm bốn thuyền viên mất tích
Từ đêm 17-7 đến sáng 18-7 có tổng cộng 19 phương tiện, gồm 2 tàu SAR, 2 tàu cảnh sát biển, 4 tàu biên phòng, 1 tàu cảng vụ, 7 tàu cá của ngư dân, 3 tàu hàng triển khai tìm kiếm.
Hiện nay, lực lượng chức năng đang huy động, bổ sung thêm tàu cá ngư dân đang ra khơi đánh cá để cùng tham gia lực lượng tìm kiếm cứu nạn và đang mở rộng phạm vi tìm kiếm.
Qua làm việc sơ bộ với các nạn nhân được cứu sống, sở chỉ huy tìm kiếm nắm được diễn biến thời điểm tàu bị lật, chìm. Do sóng gió, tàu báo động toàn bộ thuyền viên lên cabin và mặc áo phao. Tuy nhiên, sau lúc đó, do sóng lớn, nắp hầm hàng bung ra. Không loại trừ khả năng thuyền viên còn ở lại cabin.
Bên cạnh đó, lực lượng tìm kiếm, cứu nạn tiếp tục phối hợp tìm kiếm trên bờ dọc bãi biển Nghệ An, Hã Tĩnh, bãi đá đảo Hòn Ngư và sử dụng phần mềm Sarops của Mỹ để xác định vị trí dòng chảy kết hợp kinh nghiệm dân gian địa phương cùng bộ đội biên phòng để tìm kiếm trên biển.
Đến nay, 7 thuyền viên được cứu sống, vớt được 2 thi thể, còn 4 thuyền viên mất tích mất tích. Danh tính 4 nạn nhân mất tích gồm: Nguyễn Văn Xuân - Đại phó, quê Thanh Hóa; Nguyễn Văn Chiêu - sĩ quan boong, quê Hải Phòng; Nguyễn Văn Dương - sĩ quan máy, quê Hải Phòng và Nguyễn Hải Quyết - thủy thủ OS, quê Hải Phòng. Các thân nhân thuyền viên mất tích cũng có mặt tại cảng Cửa Lò để chờ đợi thông tin tìm kiếm người thân của mình.
Sáng 18-7, ông Nguyễn Xuân Sang - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tặng quà của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa và Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ chia sẻ, động viên thân nhân các thuyền viên đang mất tích.
Thông tin từ cảng Cửa Lò cũng cho biết, đến sáng 18-7 vẫn còn 4 tàu hàng Thái Hà 88, Thái Hà 26, Việt Dũng 36, Minh Thắng 09 bị mắc cạn ở các khu vực gần bãi tắm Cửa Lò và sau cơn bão số 2 chưa được “giải cứu”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận