19/09/2014 11:18 GMT+7

​Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vịnh Bắc Bộ

HỮU KHÁ
HỮU KHÁ

TTO - Hội nghị sơ kết 10 năm triển khai thực hiện Hiệp định Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc sáng 19-9 nêu rõ nhiều tàu cá Trung Quốc vi phạm quy định.

Tàu Trung Quốc khi bị phát hiện vi phạm thường có hành vi chống đối, bỏ chạy gây khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan giám sát phía Việt Nam

Sáng 19-9, tại Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị sơ kết 10 năm triển khai thực hiện Hiệp định Hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc. 

Báo cáo của Ủy ban Liên hợp Nghề cá Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, theo Hiệp định Hợp tác Nghề cá, hai bên thiết lập một vùng đánh cá chung rộng 33.500km2, có phạm vi từ vĩ tuyến 20 xuống đến đường đóng cửa Vịnh, cách đường phân định 30,5 hải lý về mỗi phía.

Thời hạn của Vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và 3 năm gia hạn) và việc đánh cá chung được thực hiện theo các nguyên tắc: Mỗi bên có quyền kiểm tra, kiểm soát khu vực đánh cá chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Số tàu thuyền của mỗi bên được phép vào khu vực đánh cá chung của phía bên kia là tương đương nhau.

Một tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trên vịnh Bắc Bộ của Việt Nam

Tuy nhiên, các tàu cá của ngư dân Việt Nam được cấp phép hoạt động trong các vùng nước hiệp định nghề cá chỉ chiếm 17% trên tổng số 26.022 tàu cá có công suất từ 20 CV trở lên của ngư dân các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định. Vì vậy, phần lớn số tàu cá của ngư dân ta chủ yếu vẫn tập chung khai thác ở vùng biển Việt Nam.

Phương tiện đánh bắt của ngư dân Việt Nam tham gia hoạt động trong Vùng đánh cá chung chủ yếu vẫn là các tàu nhỏ, vỏ gỗ, trang thiết bị còn hạn chế, công suất từ 60-300CV (60-100CV khoảng 1.000 tàu, trên 150CV khoảng 500 tàu làm nghề câu, lưới rê, lưới vây, lưới kéo), hoạt động phân tán, khả năng chịu đựng sóng gió kém.

Trong khi đó, các tàu cá Trung Quốc với công suất lớn, trang thiết bị hiện đại chiếm ưu thế hơn tàu cá Việt Nam trong hoạt động đánh bắt ở các vùng nước Hiệp định.

Tuy nhiên, các tàu cá Trung Quốc vẫn còn có các vi phạm sau:

Trong thời gian đầu, tàu cá được cấp Giấy phép đánh bắt trong Vùng dàn xếp quá độ nhưng lại sử dụng vào mục đích buôn lậu, vận chuyển dầu tạm nhập tái xuất từ cảng Vạn Gia (Quảng Ninh) đi Trung Quốc hoặc bán lẻ xăng dầu trên vùng biển Việt Nam tạo nên phức tạp về an ninh trật tự trên biển.

Một số tàu lợi dụng trời tối, sương mù vượt qua ranh giới phía Tây Vùng nước đánh cá chung khai thác hải sản trái phép.

Nhiều tàu cá Trung Quốc không tuân thủ quy định về địa điểm lánh nạn khẩn cấp, cố tình tránh trú gió tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ.

Ngoài ra, tàu cá Trung Quốc không được cấp giấy phép đánh bắt trà trộn với tàu được cấp giấy phép, vi phạm vùng biển Việt Nam khai thác hải sản trái phép (khoảng 1.200 lượt/chiếc/năm).

Trong đó có một số tàu dùng thủ đoạn treo biển dấu hiệu nhận biết giả để đánh lừa lực lượng kiểm tra, kiểm soát Việt Nam.

Khi tiến hành kiểm tra, xua đuổi thì chống đối, bỏ chạy gây khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan giám sát phía Việt Nam.

Khu vực tàu cá Trung Quốc vi phạm tập trung ở vùng biển Đông Nam, Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ từ 12-13 hải lý, Đông Nam cửa Ba Lạt (Nam Định) 10-15 hải lý; Đông, Đông Nam đảo Thanh Lân (Quảng Ninh) 10-12 hải lý; Đông Bắc, Đông Nam Cô Tô 18-40 hải lý….

Một bộ phận tàu cá Trung Quốc có công suất lớn, làm nghề lưới kéo đáy khai thác trong Vùng đánh cá chung lấn át ngư trường của ngư dân Việt Nam, nhiều lúc kéo cả lưới của ngư dân Việt Nam, phá hủy chà rạo, gây bất bình trong ngư dân ta.

 

HỮU KHÁ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp