Theo đó, giao cho các bộ ngành, UBND tỉnh, TP tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ, đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh và đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ bản kỹ thuật các tuyến quốc lộ, tuyến nối các cảng biển VN với các nước Lào, Thái Lan, Campuchia.
Trong đó, đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc để phấn đấu đến năm 2020 đưa vào khai thác khoảng 2.000km đường cao tốc (hiện cả nước có khoảng 800km đường cao tốc). Tập trung đầu tư tuyến đường cao tốc Bắc Nam - phía Đông đoạn Hà Nội - TP.HCM.
Tập trung hoàn thành các dự án còn lại để nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Pác Bó, Cao Bằng đến Đất Mũi, Cà Mau với qui mô hai làn xe.
Tuyến đường Hồ Chí Minh đã và đang được xây dựng trong tương lai trở thành đường cao tốc Bắc Nam phía Tây đi qua 28 tỉnh, TP với tổng chiều dài 3.183km, trong đó tuyến chính dài khoảng 2.499km, tuyến phía Tây dài khoảng 684km.
Để hoàn thiện môi trường pháp lý đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu sửa đội Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn bảo đảm chủ trương cải cách thủ tục hành chính; chấm dứt cơ chế “xin-cho”, gây phiền hà cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị về thực hiện chính sách đầu tư PPP (nhà nước và tư nhân hợp tác), BOT (xây dựng kinh doanh và chuyển giao).
Mục tiêu của đề án được thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2030 nhằm xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa VN trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương.
UBND TP.HCM cũng vừa có văn bản giao các sở ngành TP khẩn trương nghiên cứu, đề xuất triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung nhiệm vụ theo nội dung đề án trên của Thủ tướng trình UBND TP.HCM trong thời gian sớm nhất.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận