18/05/2022 13:36 GMT+7

Tập thể nữ tù binh trại giam Phú Tài được trao danh hiệu anh hùng

DUY THANH
DUY THANH

TTO - Trại giam Phú Tài (Bình Định) giam giữ gần 1.000 nữ chiến sĩ cách mạng trên khắp các chiến trường từ vĩ tuyến 17 trở vào đến Cà Mau trong thời chiến tranh là nơi minh chứng cho ý chí kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam

Tập thể nữ tù binh trại giam Phú Tài được trao danh hiệu anh hùng - Ảnh 1.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Chủ tịch nước phong tặng cho tập thể nữ tù binh trại giam Phú Tài

Sáng 18-5, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được Chủ tịch nước tặng thưởng cho tập thể nữ tù binh trại giam Phú Tài về thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Phi Long - phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - phát biểu trại giam Phú Tài (xã Phước Long, huyện Tuy Phước, nay là phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định) được lập vào tháng 6-1967 để giam giữ tù binh là nữ chiến sĩ cách mạng.

Qua 5 năm tồn tại, trại giam Phú Tài đã giam giữ gần 1.000 nữ chiến sĩ cách mạng, hầu hết tuổi đời từ 17 đến 22, đa số chưa lập gia đình.

Đây là nơi minh chứng cho ý chí kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Những người phụ nữ trong tay không một tấc sắt, đã đoàn kết đấu tranh, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, đau đớn, đói rét và bệnh tật để tiếp tục sống và chiến đấu.

Trong cuộc đấu tranh này, có 8 nữ chiến sĩ cách mạng đã anh dũng hy sinh. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, vào ngày 15-2-1973, 904 nữ tù binh trại giam Phú Tài được trao trả tại Lộc Ninh (Bình Phước).

Tập thể nữ tù binh trại giam Phú Tài được trao danh hiệu anh hùng - Ảnh 2.

Các cựu nữ tù binh trại giam Phú Tài chụp ảnh lưu niệm trong ngày đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

"Những chiến công bất khuất của gần 1.000 nữ tù binh trại giam Phú Tài vẫn mãi là tấm gương tiêu biểu cho các thế hệ noi theo; sự kiện về những cuộc đấu tranh trong trại giam nữ tù binh Phú Tài mãi mãi là nét son trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nói chung, của phụ nữ Việt Nam nói riêng" - ông Long nhấn mạnh.

Bà Ngô Thị Thanh Trúc đại diện tập thể cựu nữ tù binh trại giam Phú Tài bày tỏ sự tự hào khi được Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao, tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời hứa sẽ luôn là tấm gương sáng, mẫu mực cho con cháu học tập, noi theo.

"Tôi có một đề nghị là UBND tỉnh và các ngành liên quan lập thủ tục đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch nâng cấp, xếp hạng di tích nhà tù Phú Tài thành di tích cấp quốc gia để xứng tầm với sự cống hiến và sức lan tỏa của di tích trong phạm vi cả nước" - bà Trúc đề nghị.

Di tích nhà tù Côn Đảo là di tích quốc gia đặc biệt Di tích nhà tù Côn Đảo là di tích quốc gia đặc biệt

TT - Tối 23-3 tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức đón nhận bằng xếp hạng “Di tích quốc gia đặc biệt” cho di tích nhà tù Côn Đảo. Hệ thống nhà tù do Pháp lập nên từ năm 1862 và Mỹ, chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng để cầm tù những chí sĩ, người dân yêu nước và những người cộng sản đến năm 1975.


DUY THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp