29/01/2024 09:55 GMT+7

Tập luyện thể thao: Đừng cứ đau là đòi uống thuốc

Ông Nguyễn Ngọc Anh Tuấn, tiến sĩ chuyên ngành hồi phục thể thao, cho biết các vận động viên Việt Nam thường có quan điểm sai về việc hồi phục sau chấn thương.

Tiến sĩ Anh Tuấn chia sẻ về việc hồi phục chấn thương - Ảnh: NVCC

Tiến sĩ Anh Tuấn chia sẻ về việc hồi phục chấn thương - Ảnh: NVCC

Cứ chấn thương là xin thuốc

Là chuyên gia trong lĩnh vực y học thể thao và hồi phục thể thao, ông Nguyễn Ngọc Anh Tuấn thường xuyên hỗ trợ các vận động viên mỗi khi họ dính chấn thương. Ông Tuấn cho biết các vận động viên, người tập thể thao Việt Nam thường có quan điểm chưa đúng về quá trình hồi phục chấn thương.

Ông Tuấn cho biết: "Khó khăn đầu tiên khi đến với công việc này, tôi thấy là nhận thức của các vận động viên. Khi các bạn chấn thương tìm đến bác sĩ luôn nghĩ chúng tôi phải làm gì đó để các bạn hết đau ngay. Khoảng 80% người tìm đến tôi đều hỏi anh có thuốc gì uống hết đau không. Nhưng thực chất tôi cần các bạn phải tự làm nhiều hơn. 

Quan điểm của tôi, thuốc chỉ giải quyết vấn đề tạm thời thôi. Thuốc làm cho hết đau không đồng nghĩa với việc sẽ không bị đau lại khi quay trở lại thi đấu. Tập luyện mới là cốt lõi để lấy lại nền tảng ít nhất ở mức như trước khi chấn thương và sau chấn thương còn tiến bộ hơn. Đó là vận động trị liệu.

Chúng ta cần thay đổi quan điểm về thuốc. Khi chấn thương hay bị cơn đau nhức bất thường nào đó mà không phải do va chạm gây nên thì tức là cơ thể đang có vấn đề. Lúc này cần vận động trị liệu để điều chỉnh lại gốc rễ của chấn thương".

Ông Nguyễn Ngọc Anh Tuấn hỗ trợ các vận động viên hồi phục chấn thương - Ảnh: NVCC

Ông Nguyễn Ngọc Anh Tuấn hỗ trợ các vận động viên hồi phục chấn thương - Ảnh: NVCC

Vận động trị liệu là gì?

Ông Tuấn chia sẻ: Tập luyện không thể khỏi đau nhanh hơn uống thuốc. Cần sự tin tưởng, nhẫn nại của vận động viên vào người hướng dẫn để cùng đi đường dài, đạt tới mục đích bền vững. Hiệu quả của vận động trị liệu mang lại rất lớn nhưng cần thời gian dài mới thấy.

Tất nhiên với một số loại chấn thương đặc thù cấp tính gây tổn thương lớn như rách sụn thì cần thuốc, thậm chí tiêm. Những liệu pháp đó có hiệu quả nhất định nhưng không phải là thần dược. Sau đó vẫn cần những bài tập hồi phục vì đối tượng chấn thương là người chơi thể thao, thậm chí với cường độ rất cao. 

Một số đội bóng, CLB chuyên nghiệp cũng không sẵn sàng đón nhận việc cầu thủ đang bị đau, chấn thương lại bắt ra tập luyện. Mọi người chỉ muốn có người cho thuốc. 

Ngay như ở các đội V-League, ít đội coi trọng việc có HLV thể lực, thể chất và bác sĩ thể thao chuyên biệt. Ở một số đội thậm chí còn không biết hướng dẫn tập tạ, tập gym đúng cách. Tập thể lực giúp vận động viên nâng cao thể chất, phòng tránh, phục hồi sau chấn thương.

Nhận định về các cầu thủ bóng đá, ông Tuấn nói: "Tôi thấy nhiều cầu thủ bóng đá tập các bài thể lực cho có, không hiểu bản chất động tác là gì, cứ được bảo gì là tập. Họ không hiểu động tác chuẩn là thế nào, mục tiêu bài tập để làm gì. Từ đó dẫn đến tập sai, rồi tự tạo ra vấn đề.

Vận động trị liệu là phương pháp phòng tránh và hồi phục chấn thương hiệu quả đã được kiểm chứng từ những nền thể thao lớn. Để quá trình tập luyện hiệu quả, đối phó với những chấn thương, vận động viên, huấn luyện viên, và cả những người tập thể thao thông thường cần tìm hiểu về vận động trị liệu, thay vì giữ quan điểm cũ là cứ đau thì uống thuốc".

Chấn thương thể thao, điều không thể lơ là - Kỳ cuối: Của hiếm trong làng thể thaoChấn thương thể thao, điều không thể lơ là - Kỳ cuối: Của hiếm trong làng thể thao

Khi lĩnh vực y học thể thao ở Việt Nam còn thiếu thốn bác sĩ, các VĐV chuyên nghiệp vẫn có thể trông cậy vào những đồng đội và những bạn học của họ mỗi khi chấn thương.






Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp