15/05/2020 14:55 GMT+7

Tập đoàn FLC thắng kiện tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam

THÂN HOÀNG - DIỆP THANH
THÂN HOÀNG - DIỆP THANH

TTO - Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã tuyên bác kháng cáo của báo điện tử Giáo dục Việt Nam, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tập đoàn FLC.

Tập đoàn FLC thắng kiện tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam - Ảnh 1.

Đại diện Tập đoàn FLC và báo điện tử Giáo dục Việt Nam tại phiên tòa sơ thẩm - Ảnh: DIỆP THANH

Ngày 15-5, TAND TP Hà Nội đưa vụ kiện giữa Công ty cổ phần tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) và báo điện tử Giáo dục Việt Nam (nay là tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam) ra xét xử phúc thẩm.

Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của bị đơn - tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Tại tòa, Tập đoàn FLC giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Bảo vệ cho tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, luật sư cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm tố tụng. Theo luật sư, cấp sơ thẩm đưa nhà báo Nguyễn Hoàng và Công ty Hòa Bình với tư cách người làm chứng là không đúng tố tụng bởi họ phải được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Về xác định thiệt hại, theo luật sư, cấp sơ thẩm chưa định giá thiệt hại và chưa trưng cầu định giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật…

Ngoài việc tạp chí điện tử đăng bài về nội dung "chây ì nợ của FLC", còn một số báo khác cũng đăng bài nhưng cấp sơ thẩm không đưa vào tố tụng để xác định mức độ lỗi và chia sẻ lỗi nếu có.

Cũng theo luật sư, bài viết của tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng là đúng vì các tài liệu có trong hồ sơ, xác định FLC nợ và chưa trả. Cho nên bài báo không vi phạm. Do đó, cấp sơ thẩm đã vi phạm về tố tụng, luật sư nêu quan điểm và đề nghị hủy án.

Đại diện theo ủy quyền của bị đơn bổ sung ý kiến, cho rằng việc đăng bài báo là đúng thẩm quyền vì giấy phép có nêu tạp chí có thẩm quyền tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường và trong một số lĩnh vực, tổ chức giáo dục. Do đó, việc tranh chấp giữa 2 công ty là một trong những tranh chấp pháp luật nên báo đăng để tuyên truyền pháp luật là có căn cứ.

Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thẩm tra và tranh tụng công khai tại phiên tòa, HĐXX thấy cấp sơ thẩm xác định tư cách của nhà báo, Công ty Hòa Bình là nhân chứng là đúng.

Công ty Hòa Bình thừa nhận cung cấp thông tin, đề nghị báo đăng bài nhưng không ép báo đăng bài. Việc đăng bài là quyền của báo nên Công ty Hòa Bình không có quyền lợi nghĩa vụ đối với bài đăng.

Xét kháng cáo của bị đơn, HĐXX cho rằng báo đăng bài với tít "Doanh nghiệp tố FLC chây ì nợ hàng trăm tỉ đồng", nội dung chủ yếu phản ánh FLC nợ tiền thi công dự án trên 200 tỉ đồng, Công ty Hòa Bình đã rất nhiều lần gửi công văn yêu cầu FLC trả tiền nhưng đến nay sự việc chưa hòa giải, chưa giải quyết dứt diểm…

HĐXX thấy đây là mối quan hệ hợp tác và thực hiện hợp đồng kinh tế giữa 2 công ty, ở thời điểm hiện tại các bên chưa giải quyết xong.

Mặt khác, căn cứ quyết định xử phạt của Cục Báo chí đối với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, HĐXX cho rằng báo đăng bài "Doanh nghiệp tố FLC chây ì nợ hàng trăm tỉ đồng" không liên quan tới lĩnh vực giáo dục như tôn chỉ, mục đích của báo ghi trong giấy phép hoạt động.

Đại diện tạp chí trình bày việc đăng bài trên là không vi phạm luật báo chí nhưng ngoài văn bản trình bày ý kiến, tạp chí không đưa ra chứng cứ chứng minh tạp chí được quyền đăng thông tin này. Do đó thông tin tạp chí đăng tải là không có cơ sở, thuộc hành vi bị cấm theo quy định tại điều 9 Luật báo chí.

HĐXX thấy cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Cấp sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của FLC, buộc tạp chí điện tử phải gỡ bài viết đưa thông tin không chính xác, không đúng tôn chỉ mục đích, hoạt động báo làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty, buộc tạp chí phải công khai xin lỗi trên phương tiện thông tin đại chúng là đúng quy định.

Sau một hồi phân tích, HĐXX phúc thẩm đã tuyên không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, giữ nguyên án sơ thẩm. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Tập đoàn FLC đối với tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, buộc tạp chí phải đăng các lời cải chính, xin lỗi trên báo chí. Buộc tạp chí phải bồi thường cho Tập đoàn FLC số tiền hơn 14 triệu đồng.

Tập đoàn FLC và báo điện tử Giáo dục Việt Nam không chấp nhận hòa giải Tập đoàn FLC và báo điện tử Giáo dục Việt Nam không chấp nhận hòa giải

TTO - Khi chủ tọa đặt câu hỏi vụ kiện có thể giải quyết bằng biện pháp hòa giải hay không thì cả FLC và báo điện tử Giáo dục Việt Nam đều đưa ra những lý lẽ khẳng định mình đúng nên phiên tòa vẫn tiếp tục diễn ra.

THÂN HOÀNG - DIỆP THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp