18/02/2024 14:38 GMT+7

Tập đoàn đánh thuê Wagner đổi tên thành 'Quân đoàn châu Phi'

Công ty quân sự tư nhân Wagner đã được đổi tên thành 'Quân đoàn châu Phi' và đặt dưới sự chỉ huy của Bộ Quốc phòng Nga. Lực lượng này đang từng bước triển khai hoạt động tại 5 quốc gia.

Một miếng huy hiệu ở tay áo của Công ty quân sự Wagner - Ảnh: FACEBOOK

Một miếng huy hiệu ở tay áo của Công ty quân sự Wagner - Ảnh: FACEBOOK

Công ty Wagner này bắt đầu hoạt động ở lục địa châu Phi vào năm 2017. 

Cái chết của Yevgeny Prigozhin, ông chủ tập đoàn lính đánh thuê Wagner, vào tháng 8 năm ngoái đã dẫn đến sự thay đổi trong hoạt động của lực lượng này.

Hiện trạng của tổ chức Wagner

Theo tạp chí Asia Times, sau cái chết của ông Prigozhin, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga nhanh chóng trấn an các quốc gia Trung Đông và châu Phi rằng mọi hoạt động sẽ diễn ra bình thường. 

Điều này có nghĩa các lực lượng quân sự không chính thức này của Nga sẽ tiếp tục hoạt động ở những khu vực này.

Tuy nhiên, các báo cáo gần đây về tập đoàn Wagner cho thấy một sự chuyển đổi hoạt động đang diễn ra. 

Các hoạt động của lực lượng này ở châu Phi hiện chịu sự giám sát trực tiếp của Bộ Quốc phòng Nga.

Wagner chỉ huy khoảng 5.000 đặc nhiệm được triển khai khắp châu Phi, từ Libya đến Sudan.

Ý tưởng biến nhóm này thành Quân đoàn châu Phi có thể được lấy cảm hứng từ Quân đoàn châu Phi của Thống chế Đức Erwin Rommel trong Thế chiến thứ hai.

Điều gì sẽ xảy ra với phương thức hoạt động mới của Wagner?

Từ góc độ tài chính, có thể ghi nhận trước đây nguồn lực chính của Wagner liên quan đến việc thiết lập một mạng lưới khai thác tài nguyên thiên nhiên sinh lợi. Những mỏ vàng này trải dài ở Cộng hòa Trung Phi và nhiều mỏ kim cương ở Sudan.

Hiện tại, nguồn lực tài chính được bổ sung bằng tiền mặt do nhà nước Nga cung cấp để tập đoàn Wagner có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động quân sự, từ Syria đến Ukraine và khắp Bắc và Tây Phi.

Ở Libya và Mali, Nga tạo ra doanh thu từ các mỏ dầu, đảm bảo quyền tiếp cận các cảng cho hải quân và đảm bảo vị thế là quốc gia thống trị trong khu vực.

Với Quân đoàn châu Phi, Bộ Quốc phòng Nga nhắm tới thành lập một lực lượng thống nhất và trung thành, chuyên trách hoạt động quân sự.

Thực tế, các nước châu Phi từng được coi là đồng minh của phương Tây đang tìm kiếm giải pháp thay thế, và Nga ngày càng được coi là một ứng cử viên khả thi.

Vào tháng 1-2024, lãnh đạo chính quyền quốc gia Chad, Mahamat Idriss Deby, đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Matxcơva để “phát triển quan hệ song phương”. Chad trước đây đã thực hiện chính sách thân phương Tây.

Một tháng trước đó, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yunus-Bek Yevkurov, người được giao nhiệm vụ giám sát các hoạt động của Wagner ở Trung Đông và Bắc Phi, đã đến thăm Niger. Hai nước nhất trí tăng cường quan hệ quân sự.

Hiện nay, các đơn vị của Quân đoàn châu Phi đang từng bước được triển khai tại 5 quốc gia châu Phi: Burkina Faso, Libya, Mali, Cộng hòa Trung Phi (CAR) và Niger.

Nga bác tin Wagner cấp tổ hợp phòng không cho HezbollahNga bác tin Wagner cấp tổ hợp phòng không cho Hezbollah

Điện Kremlin khẳng định thông tin Wagner cung cấp tổ hợp phòng không Pantsir-S1 cho Hezbollah là vô căn cứ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp