Ngoài một bộ phận thiếu ý thức, số đông người dân chấp hành tốt luật giao thông. Trong ảnh: người tham gia giao thông ngừng đúng vạch khi đèn đỏ trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM - Ảnh: T.T.D. |
Ông Lâm Đình Thắng: Trước hết, văn hóa giao thông là khái niệm rất rộng, nó bao gồm từ cơ sở hạ tầng đến tổ chức quản lý, bộ máy thực thi pháp luật, bộ máy vận hành, đến ý thức của người tham gia giao thông.
Về cơ sở hạ tầng, do điều kiện kinh tế của nước ta còn khó khăn nên chưa làm được như các nước. Nhưng có hai yếu tố mà nếu cố gắng thực hiện sẽ gặt hái kết quả tốt. Đó là xây dựng ý thức của người tham gia giao thông và người thực thi pháp luật; tổ chức vận hành cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông công cộng, quản lý giao thông.
Để cải thiện ý thức của người tham gia giao thông, một trong những điều có thể làm tốt là giáo dục từ lứa tuổi học sinh, bởi đây là lứa tuổi định hình tính cách, nhận thức.
Nếu chúng ta tập trung vào độ tuổi này thì sau này kết quả sẽ rất tốt, như tổ chức các hoạt động giúp các em hiểu những điều cơ bản, gần gũi chấp hành pháp luật, như dừng đèn đỏ đúng vạch, tôn trọng giúp đỡ người lớn tuổi, nhắc nhở lẫn nhau…
Còn với người lớn, việc xây dựng ý thức cũng rất quan trọng, nhưng tính cách và thói quen đã được định hình, muốn thay đổi khó hơn nhiều. Khi đó thì sự nghiêm minh của pháp luật sẽ có tác dụng tốt hơn.
Ông Lâm Đình Thắng - Ảnh: Duyên Phan |
Bởi vậy, về lâu dài, để xây dựng ý thức tốt cho cả thế hệ thì phải tập trung vào lứa tuổi thiếu nhi. Chúng ta nên kiên trì với những bài học đơn giản, có chiều sâu, chứ không phải bằng những đợt cao điểm hô hào rồi dừng lại.
Kiên trì hàng tháng, hàng tuần cho các em trải nghiệm những bài học nhỏ phù hợp với lứa tuổi, sau chừng 6-7 năm chúng ta sẽ thấy có kết quả.
Với những thanh niên do hoàn cảnh không có điều kiện học hành, hoặc lao động tự do không tham gia một đoàn thể xã hội nào thì trước hết phải giúp các bạn hiểu và sống theo khuôn khổ pháp luật.
Bên cạnh đó, qua quá trình xử phạt cũng có thể tìm hiểu thêm về hoàn cảnh, những câu chuyện cuộc sống để các tổ chức đoàn thể xã hội vào cuộc, tương tác thêm, hỗ trợ thêm cho các bạn.
Hai quá trình đó song song sẽ giúp nhận thức và ý thức của các bạn thanh niên này về văn hóa giao thông được tốt hơn.
Một điều nữa là những hình ảnh nhân văn, tốt đẹp khi tham gia giao thông cần được lan tỏa. Những người trẻ hiện nay tham gia mạng xã hội rất nhiều. Vừa qua có những câu chuyện đẹp được chia sẻ trên mạng cũng tạo được cảm xúc và sự chia sẻ rất lớn từ các bạn trẻ. Nhưng thực sự, liều lượng thông tin vẫn chưa đủ để lan tỏa những cái đẹp.
Tôi mong rằng báo chí có thể chủ động hơn, giới thiệu và chia sẻ những hình ảnh đẹp đó. Một xã hội mà nhiều thông tin tốt đẹp để định hướng thì những giá trị sống tốt đẹp sẽ được lan tỏa.
Ở các nước, ý thức giao thông nói chung của người dân rất cao và nghiêm túc, xuất phát từ ý thức chứ không hẳn do cảnh sát hay có hệ thống camera quan sát dày đặc |
Ra mắt cẩm nang Văn hóa - an toàn giao thông Cẩm nang Văn hóa - an toàn giao thông sẽ được ra mắt sáng nay 11-6 tại buổi gala tổng kết diễn đàn “Văn hóa giao thông” ở Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Cẩm nang là một sản phẩm đặc biệt nằm trong hoạt động của diễn đàn “Văn hóa giao thông” do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng các đơn vị thực hiện. Song song là lễ tổng kết đánh giá những thay đổi, cũng như đóng góp từ phía bạn đọc báo Tuổi Trẻ cho diễn đàn “Văn hóa giao thông” sau hai tháng phát động. Đại diện Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Phòng cảnh sát giao thông TP.HCM, đơn vị đồng hành là Công ty CP đầu tư kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh cùng hàng trăm bạn sinh viên trên địa bàn TP sẽ đến dự buổi lễ. Những người tham dự sẽ được trao tặng cẩm nang Văn hóa - an toàn giao thông cùng nhiều phần quà khác như áo và balô trong hoạt động giao lưu tại buổi lễ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận