30/07/2007 15:43 GMT+7

Tào Tuyết Cần không phải tác giả Hồng Lâu Mộng?

LAN NHÃ (Theo wenxue.tom.com)
LAN NHÃ (Theo wenxue.tom.com)

TTO - Mặc dù hiện nay, các chuyên gia đã khẳng định Tào Tuyết Cần (1716 ~ 1763) chính là tác giả của tác phẩm nổi tiếng này, nhưng văn đàn Trung Quốc vẫn không ngừng tranh luận về tác giả thật sự của Hồng Lâu Mộng.

YhRLBtEs.jpgPhóng to
Tác giả thật sự của Hồng lâu mộng là ai?
TTO - Mặc dù hiện nay, các chuyên gia đã khẳng định Tào Tuyết Cần (1716 ~ 1763) chính là tác giả của tác phẩm nổi tiếng này, nhưng văn đàn Trung Quốc vẫn không ngừng tranh luận về tác giả thật sự của Hồng Lâu Mộng.

Những nhà nghiên cứu vẫn rốt ráo muốn hiểu liệu Tào Tuyết Cần có phải là tác giả thật sự của Hồng Lâu Mộng?

Viện trưởng viện khoa học xã hội thành phố Phủ Thuận - tỉnh Liêu Ninh, nhà nghiên cứu Bác Ba, Chung Trường Sơn và ban thường ủy hội nghiên cứu sử địa phương thành phố Phủ Thuận, trải qua 6 năm nghiên cứu đã đưa ra một quan điểm khiến mọi người thật sự ngạc nhiên: Danh sĩ Ngô Mai Thôn (1609 ~ 1672) mới chính là tác giả thật sự của 120 hồi trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần chỉ là người biên sửa, thêm bớt những phần quan trọng cho 80 hồi đầu của tác phẩm mà thôi.

Ai là tác giả thật sự của Hồng Lâu Mộng?

Sau khi nghiên cứu kỹ tác phẩm này, hai nhà nghiên cứu Bác Ba và Chung Trường Sơn đã phát hiện ra trong văn bản ghi chép từ lâu của Hồng Lâu Mộng có câu: “Ngô Ngoc Phong đề viết Hồng Lâu Mộng; Đông Lỗ Khổng Mai Khê đề viết Phong nguyệt bảo giám; Phong nguyệt bảo giám nhất thư nãi kỳ đệ Đường Thôn tự dã” (Tạm dịch: “Ngô Ngọc Phong đề là "Hồng Lâu Mộng"; Khổng Mai Khê ở Đông Lỗ đề là "Phong nguyệt bảo giám" và "Phong nguyệt bảo giám” cũng là cách đề của Đường Thôn.”

Câu nói này đã gây ra không ít tranh cãi ở giới Hồng học, người ta hoài nghi rằng, có thể Ngô Ngọc Phong hoặc Khổng Mai Khê, hoặc Đường Thôn chính là tác giả của Hồng Lâu Mộng. Nhưng hai nhà nghiên cứu Bác Ba và Chung Trường Sơn lại nhận định: tác giả thật sự là Ngô Mai Thôn sau khi họ tiến hành tổ hợp những cái tên này lại.

Hai người không cho rằng mình đã gán ghép một cách gượng ép, họ giải thích, rất có khả năng do người đời sau lo sợ tác giả vì tác phẩm này mà rơi vào thảm họa “văn tự ngục” (*), nên đã dùng cách ẩn giấu như thế, tức lấy họ tên tác giả ẩn vào trong.

Một điểm đáng chú ý là, khá nhiều nhân vật và bối cảnh sống trong Hồng Lâu Mộng đều được tìm thấy trong thơ của Ngô Mai Thôn. Như Thanh Lương Sơn Tán Phật Thi của Ngô Mai Thôn dựa vào truyền thuyết chuyện tình của Thanh Thế Tổ và Đổng Tiểu Uyển. Chuyện tình của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng cũng rất giống với chuyện tình của Thanh Thế Tổ và Đổng Tiểu Uyển.

Đã từng có một nhà Hồng học cho rằng, trong Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã đưa nguyên hình danh sĩ Giang Nam Ngô Mai Thôn làm thành nhân vật Giả Bảo Ngọc.

Ngoài ra quan điểm chính trị của Ngô Mai Thôn tương đồng với chủ đề sáng tác của Hồng Lâu Mộng. Quan trọng hơn nữa, vị danh sĩ này cũng đã từng ẩn cư 10 năm, khoảng thời gian đấy đủ để ông sáng tác ra một bộ tiểu thuyết đồ sộ như thế.

Bác Ba và Chung Trường Sơn cùng chỉ ra danh sĩ Ngô Mai Thôn cũng một đời long đong, lận đận, sống trong sự đấu tranh chính trị của hai triều Minh - Thanh, lúc nào cũng bị đe dọa vào ngục, gia cảnh khốn khó khốn cùng.

Đối cảnh sinh tình, những trải nghiệm này khiến ông thương tiếc cho nhà Minh, căm ghét tột độ xã hội quan liêu phong kiến. Nhưng vì sống trong thời đấy, ông chỉ có thể dùng ngòi bút để ủy thác nỗi niềm, bộc lộ chủ trương chính trị và quan niệm sống của mình. Vì thế Hồng Lâu Mộng mà ông sáng tác được xem là tác phẩm “không đề cập đến chuyện triều đình”, nhưng thực ra đó là nền tảng tư tưởng của một tác phẩm lớn cho thấy sự suy tàn của nhà Thanh.

Hai ông đã bắt đầu công khai trình bày quan điểm này đến với mọi người, đồng thời cả hai cũng cho rằng, đấy là quan điểm của riêng họ, hy vọng các chuyên gia Hồng học trong và ngoài nước cùng đóng góp ý kiến.

-----------------------------------

(*)Triều đình nhà Thanh trừng trị thẳng tay những ai sáng tác ra những áng văn chương có ý phỉ bán và chống đối triều đình. Vì những vụ án hoàn toàn bắt nguồn từ những áng văn chương, nên được gọi là “văn tự ngục”.

LAN NHÃ (Theo wenxue.tom.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp