04/01/2025 08:51 GMT+7

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu

TP.HCM và Đà Nẵng đã hội tụ nhiều yếu tố nền tảng để phát triển một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, được đánh giá là một trong những trung tâm tài chính mới nổi, trên đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành dự hội nghị công bố nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam vào sáng 4-1 - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng nay 4-1, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

"Sân chơi" cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu

Phát biểu mở đầu hội nghị, ông Nguyễn Chí Dũng - bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho biết việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là một bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển đất nước, tạo động lực phát triển không chỉ cho hai TP.HCM và Đà Nẵng mà còn cho cả nước.

Theo ông Dũng, tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều biến động, hệ thống tài chính toàn cầu đang dần định hình lại.

Do đó, những trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam đang có cơ hội vàng để tham gia vào "cuộc chơi" này, trở thành "sân chơi" cho các nhà đầu tư tài chính quốc tế hàng đầu.

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Chí Dũng - bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam là một bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển đất nước - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Dũng cho hay việc thành lập trung tâm tài chính là vấn đề không mới trên thế giới nhưng với Việt Nam là vấn đề khó và chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thành công sẽ đóng vai trò quan trọng giúp Việt Nam đạt được 5 cơ hội như: kết nối với thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo ra nguồn lực đầu tư mới, thúc đẩy nguồn lực đầu tư hiện hữu; cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao...

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 3.

Việc phát triển trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là mục tiêu của riêng TP.HCM mà còn là một sứ mệnh quốc gia, được giao phó để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo ông Dũng, Chính phủ đã ban hành nghị quyết phê duyệt kế hoạch hành động triển khai xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, đã phân công 49 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho 12 bộ ngành và các địa phương chủ trì triển khai.

Ông Dũng cho biết những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, thúc đẩy xây dựng hệ thống thanh toán, lưu ký và giao dịch tài chính hàng đầu, thu hút nhân tài quốc tế, thúc đẩy đổi mới tài chính, phát triển các công cụ tài chính mới như tài chính xanh, công nghệ tài chính (fintech) và quản lý rủi ro tài chính...

Ông Dũng đề nghị TP.HCM và TP Đà Nẵng cần tập trung bố trí nguồn lực, chuẩn bị các điều kiện nền tảng và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển trung tâm tài chính, đặc biệt là nguồn lực về hạ tầng. Tập trung vận động, tiếp cận và thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các định chế tài chính đến đầu tư tại trung tâm tài chính của các địa phương.

Nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định việc thành lập trung tâm tài chính quốc tế là một minh chứng rõ nét về tầm nhìn chiến lược, sự cam kết và quyết tâm của Đảng, Chính phủ và nhân dân trong việc phát triển kinh tế đất nước. Theo ông Nên, trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi tập trung các hoạt động tài chính mà còn là nơi đổi mới sáng tạo, kết nối công nghệ và thu hút nguồn vốn.

Bên cạnh đó, việc hình thành trung tâm cũng giúp khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ tài chính, kết nối sâu hơn dòng chảy tài chính, thu hút nguồn lực và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đặc biệt, đây cũng sẽ là trung tâm đổi mới sáng tạo, dẫn dắt công nghệ tài chính theo xu hướng kinh tế xanh. Trung tâm sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế không chỉ cho TP.HCM mà còn cho cả nước.

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 4.

Để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, cần phải chú trọng nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu nhân lực cao làm trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư, fintech… - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bí thư Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM sẽ quy hoạch không gian phát triển trung tâm tài chính một cách đồng bộ, bao gồm cả khu vực trung tâm và các khu vực mở rộng. TP tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Bên cạnh đó, TP cũng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để khuyến khích và thu hút đầu tư.

Ông Nên nhấn mạnh TP.HCM quyết tâm cao nhất để thực hiện các kế hoạch và chương trình đã đề ra, đồng thời mong muốn sự phối hợp chặt chẽ từ các bộ ngành trung ương. "Đây không chỉ việc riêng của TP.HCM hay Đà Nẵng mà là trách nhiệm, thành quả chung của cả nước", ông Nên nói.

Phải nắm bắt thời cơ để phát triển thị trường vốn 

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng kinh nghiệm phát triển các trung tâm tài chính trên thế giới và khu vực cho thấy sự phát triển vốn cùng với sự phát triển thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng là một trong những cấu phần nền tảng và quan trọng. 

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 5.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Tuy nhiên phát triển thị trường vốn và thị trường tiền tệ tại các trung tâm tài chính mới nổi là nhiệm vụ khó, phức tạp do có sự cạnh tranh cao với các trung tâm tài chính đã phát triển. Do đó, Việt Nam phải nắm bắt kịp thời cơ và nhận diện những thách thức như sự cạnh tranh của các trung tâm tài chính khác. 

Bà Hồng cho hay quá trình nghiên cứu chuyên sâu các trung tâm tài chính cho thấy không có mô hình chung cho việc các cơ quan tài chính, mỗi quốc gia lựa chọn chính sách dựa vào điều kiện, đặc thù của từng đất nước. 

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã dành nguồn lực cho công tác nghiên cứu chuyên sâu về phát triển tiền tệ và ngân hàng trong trung tâm tài chính. Trong đó xác định rõ chủ thể tham gia trung tâm tài chính, phạm vi giao dịch sản phẩm dịch vụ, xác định các cơ chế, chính sách để áp dụng phù hợp. 

Về cơ chế giám sát đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, bà Hồng cho biết trung tâm tài chính sẽ thành lập các cơ quan quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp. Theo bà Hồng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các cơ quan phân tích, đánh giá tác động các chính sách ưu đãi đột phá, các cách thức quản lý, điều hành phù hợp.

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Văn Quảng - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho biết TP Đã Nẵng đã có những bước chuẩn bị để xây dựng trung tâm tài chính - Ảnh: HỮU HẠNH

Ông Nguyễn Văn Quảng - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho hay Đà Nẵng đã thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp việc để xây dựng và phát triển trung tâm tài chính tại Đà Nẵng. Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng sẽ xây dựng và phát triển bộ máy quản lý, vận hành trung tâm tài chính cũng như kêu gọi đầu tư, chuẩn bị hạ tầng, chuẩn bị nguồn nhân lực…

Ông Quảng nhấn mạnh trung tâm tài chính Đà Nẵng sẽ phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo, tài chính xanh, công nghệ tài chính và tài chính thương mại với mục tiêu là tạo ra sự khác biệt giữa dịch vụ tài chính truyền thống.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Trung tâm tài chính quốc tế tạo động lực tăng trưởng mới

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trung tâm tài chính quốc tế sẽ là một trong những giải pháp tạo động lực tăng trưởng mới, tạo không gian phát triển mới.Thủ tướng nhấn mạnh kênh huy động vốn qua thị trường tài chính, trung tâm tài chính rất quan trọng. 

Tạo 'sân chơi' cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu - Ảnh 7.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định trung tâm tài chính quốc tế là một trong những kênh huy động nguồn lực tài chính quan trọng, phục vụ phát triển đất nước - Ảnh: HỮU HẠNH

Theo Thủ tướng, tổng đầu tư xã hội của Việt Nam hiện chiếm tỉ trọng từ 33 - 35% trên GDP, song với mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và tăng trưởng GDP hai con số trong những năm tiếp theo, cần phải nâng tỉ trọng tổng đầu tư xã hội lên 45 - 50%.

Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, trong đó có nguồn vốn để đầu tư hạ tầng chiến lược. Lấy dẫn chứng các hạ tầng chiến lược, Thủ tướng nhấn mạnh phải hoàn thành 3.000km đường cao tốc, 1.000km đường ven biển, phải khởi động các dự án lớn như đường sắt cao tốc, dự án năng lượng nguyên tử, sân bay, bến cảng… nên cần số vốn lớn. 

Để có nguồn lực lớn về tài chính này, Thủ tướng cho hay chúng ta phải huy động vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp để đủ lực đầu tư trong giai đoạn mới, trong đó có giải pháp từ trung tâm tài chính quốc tế.

Trung tâm tài chính quốc tế là 'sân chơi' của các nhà đầu tư tài chính hàng đầu  - Ảnh 5.Hôm nay, Thủ tướng dự lễ công bố xây dựng trung tâm tài chính, công bố quy hoạch TP.HCM

Ngày 4-1, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; công bố quy hoạch TP.HCM nhiệm kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp