30/07/2012 03:46 GMT+7

Tạo "làn sóng xanh" cho đèn giao thông

NGUYỄN ĐỨC
NGUYỄN ĐỨC

TT - Hiện nay đèn tín hiệu giao thông (THGT) tại các ngã tư có vai trò điều khiển thứ tự cho xe cộ qua lại. Nhưng mỗi lần như vậy cũng đồng thời tạo ra một tác dụng phụ xấu là ngắt nhỏ từng khúc dòng chạy bình thường của xe cộ trên đường. Và mỗi lần mở lại phải tốn một thời gian nhất định để xe có thể chạy trở lại với tốc độ bình thường (khoảng 7 giây). Kết quả là lưu lượng xe chạy được trong một khoảng thời gian nhất định bị giảm rất nhiều.

zDFEryoG.jpgPhóng to
Việc lập chu kỳ đèn tín hiệu hợp lý giúp cải thiện hiệu quả giao thông. Trong ảnh: đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ Lý Chính Thắng - Trần Quốc Thảo, Q.3, TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC

Vấn đề khác là các chốt đèn THGT không được liên kết với nhau khiến hiệu lệnh các chốt đèn mâu thuẫn với nhau, chốt này cho xe đi, chốt kia chặn xe lại. Tiếp đến là khoảng cách giữa các giao lộ, giữa các đèn trên cùng một con đường quá gần nhau, nên xe đầu tiên vừa thoát khỏi chốt đèn này thì bị kẹt ở giữa hay cuối chặng đèn tiếp theo để rồi phải đợi một thời gian mới đến chốt đèn tiếp theo. Hoặc đèn đã bật xanh nhưng phía trước đầy xe không thể chạy tới được... Ấy là chưa kể trường hợp xe không chịu nhường nhịn, tranh nhau giành đường nên xe cộ tại các ngã tư không thể nhúc nhích về mọi phía, phải chờ cảnh sát giao thông tới giải quyết...

Giải pháp xử lý ở Tokyo (Nhật Bản) như sau: tất cả đèn THGT trên một con đường đều được liên kết với nhau. Đèn xanh chốt sau sẽ chậm hơn đèn xanh chốt trước vài giây đủ để xe qua được chốt đèn thứ nhất, chạy tới chốt thứ hai thì đèn xanh tại đây bật sáng cho xe chạy thẳng hoặc quẹo phải không phải dừng lại. Như vậy xe sẽ chạy thẳng một mạch qua hàng chục chốt đèn THGT mà không phải dừng một lần. Đến khi cho xe chạy theo phương cắt ngang thì tất cả đèn trên tuyến cũ đều đỏ.

Tất nhiên để xe có thể chạy một mạch qua nhiều chốt đèn THGT (khoảng 10 chốt đèn), tính ra cự ly chạy khoảng 2-3km không phải dừng lại giữa chừng, thời gian đèn xanh được cài đặt khá dài, 3-5 phút, và thời gian đèn vàng cho xe quẹo trái hay phải cũng cần khoảng 15-20 giây. Khi cho xe trên hướng cắt ngang chạy, đèn hướng cũ toàn bộ đều bật đỏ trong một khoảng thời gian tương ứng. Thời gian đèn đỏ dài nhiều hay vừa tùy theo lưu lượng xe trên hướng đó. Ở Tokyo, ôtô chạy với tốc độ 60-80km/giờ thông suốt qua nhiều chốt đèn THGT. Như vậy, lưu lượng xe chạy trong một đơn vị thời gian sẽ rất lớn nên hiệu quả sử dụng đường bộ sẽ lớn.

Ông TRẦN TRỌNG HUỆ - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng TP.HCM - cho biết:

- Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có khoảng 661 chốt đèn THGT. Việc sử dụng đèn THGT có nhiều ưu điểm như giảm thiểu không gian sử dụng đến mức thấp nhất, đặc biệt ở những nơi có sự hạn chế về địa hình khiến việc áp dụng các giải pháp khác quá tốn kém hoặc khó có thể thực hiện được. Đồng thời chi phí đầu tư đèn THGT thường ít hơn xây dựng vòng xoay.

Tuy nhiên, việc điều khiển giao thông bằng đèn THGT cũng có một số nhược điểm như gia tăng thời gian chờ đợi lưu thông và chi phí hoạt động xe trong điều kiện mật độ giao thông không dày đặc. Vì vậy, khi sử dụng đèn THGT thường gặp vấn đề là thời gian trễ của dòng xe đi qua giao lộ. Đây là thời gian dòng xe dừng trước đèn đỏ chuyển sang đèn xanh mà bạn đọc phản ảnh. Thời gian trễ này phụ thuộc các yếu tố như: mật độ dòng xe đứng chờ, độ rộng đường, phân làn, phân luồng xe... Một nguyên lý đơn giản là nếu mở đèn xanh có thời gian quá ngắn thì lưu lượng xe đi qua giao lộ không bão hòa sẽ gây lãng phí thời gian trễ của dòng xe và ùn tắc tại giao lộ. Nhưng nếu mở đèn xanh có thời gian quá dài thì dòng xe chờ bên phía đèn đối diện sẽ tăng cao cũng gây ùn tắc giao thông.

Việc lập trình chu kỳ đèn THGT của chúng tôi phần lớn là hợp lý và tối ưu dựa trên yêu cầu của người sử dụng là cảnh sát giao thông, các khu quản lý giao thông đô thị. Tuy nhiên, việc kết nối tạo “làn sóng xanh” cho các giao lộ tại TP chưa thực hiện được bao nhiêu. Mới có một số ít giao lộ được kết nối và tạo “làn sóng xanh” như đại lộ Đông Tây, ba chốt THGT trên đường Lý Tự Trọng. Nghiên cứu thiết lập “làn sóng xanh” cho các giao lộ là công việc rất cần thiết để tăng hiệu quả giao thông. Để tạo lập “làn sóng xanh” có hiệu quả cần có một số yếu tố như: các giao lộ lân cận nhau phải tương đương về chu kỳ đèn, phân làn, phân luồng cho làn xe phải được thực hiện tốt và hiệu quả, nhất là các tuyến đường một chiều, dòng xe không phải là dòng xe hỗn hợp và dòng xe trên các tuyến đường điều tiết “làn sóng xanh” chưa đạt bão hòa.

Hiện nay chúng tôi đã có các giải pháp thực hiện tạo “làn sóng xanh” cho các giao lộ còn lại để đem lại hiệu quả giao thông. Chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục các đơn vị chủ quản cho thực hiện các giải pháp này.

NGUYỄN ĐỨC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp