18/04/2009 03:05 GMT+7

Tạo dựng văn hóa xếp hàng

PHAN TRỌNG HIỀN (Sở VH-TT&DL TP.HCM)
PHAN TRỌNG HIỀN (Sở VH-TT&DL TP.HCM)

TT - Trong một buổi ngoại khóa ở trường, chúng tôi hỏi thầy Giant Knock (giảng viên tiếng Anh của Trường đại học Ngoại ngữ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) điều gì làm thầy chưa hài lòng khi sống ở VN. Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, thầy đã diễn tả bằng hành động cảnh mọi người chen lấn, xô đẩy nhau lên xe buýt cho chúng tôi xem.

(Phản hồi bài “Sao không xếp hàng!”, Tuổi Trẻ ngày 16-4-2009)

fYOU6WfV.jpgPhóng to
Chen lấn lên xe buýt (ảnh chụp ở bến xe miền Đông, TP.HCM) - Ảnh: N.C.T.
Không xếp hàng: thói quen bỏ được!

Sau đó thầy Giant giải thích thêm rằng ở bất cứ nơi nào tại phương Tây người ta đều xếp hàng để lên xe buýt, việc làm này nhằm đảm bảo an toàn và giữ trật tự nơi công cộng. Nghe thầy nói, ai nấy trong lớp tôi cũng... đỏ mặt. Chúng tôi xấu hổ vì nghĩ có lẽ cảnh lộn xộn, bát nháo nơi công cộng ở nước ta là hình ảnh rất xấu trong con mắt người nước ngoài.

Thật ra xếp hàng để lên xe buýt có khó gì đâu. Chỉ cần ai cũng có ý thức và nhường nhịn nhau, người trẻ nhường người già, nam nhường nữ, người khỏe nhường người yếu... là ai cũng có thể lên xe một cách an toàn và mau lẹ. Vậy mà ở những bến xe buýt, nhiều người lại cùng đổ xuống đường dàn hàng ngang rồi chen chúc nhau lên xe. Cảnh lộn xộn đó vừa tạo cơ hội cho kẻ xấu móc túi, vừa làm chậm chuyến xe của mọi người.

Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải tạo dựng văn hóa xếp hàng. Và người phải thực hiện tốt điều này trước tiên không ai khác ngoài các bạn học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên là thế hệ trẻ, là tương lai đất nước, nhất định phải học cách tiếp cận văn hóa nơi công cộng.

Tiến Thành (SV báo chí K52, ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội)

* Thực tế cho thấy tâm lý thích chen lấn có ở tất cả mọi tầng lớp, ngành nghề, kể cả những người có học vị, chức vụ... Chẳng hạn, cách đây năm năm, tôi được dự một hội nghị công tác khoa giáo các tỉnh phía Nam tổ chức ở Điện Biên Phủ (nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên). Thành phần tham dự hội nghị gồm lãnh đạo các ban tuyên giáo từ cấp quận, huyện trở lên (mỗi quận, huyện chỉ có một đại biểu).

Ban tổ chức hội nghị phục vụ bánh ngọt và nước uống (miễn phí) cho các đại biểu trong giờ nghỉ giải lao. Nhưng thú thật trong suốt mấy ngày dự hội nghị ở đây, tôi và một số đại biểu khác chưa hề một lần ăn bánh, uống nước vì ngại phải chen lấn một cách không cần thiết!

Tôi là du học sinh VN đang theo học tại nước ngoài. Trước đây, tôi từng tham gia công tác Đoàn và phong trào sinh viên trong trường đại học tại VN. Tôi nhận thấy hoạt động Đoàn và phong trào sinh viên của chúng ta hiện nay chỉ mạnh về bề nổi như tổ chức văn nghệ, thời trang, thi nét đẹp sinh viên, hội trại...

Theo tôi, hoạt động Đoàn nên đi vào chiều sâu, thí dụ như thực hiện một công trình thanh niên xếp hàng trong trường lớp, giảng đường, khi gửi xe máy hay tại bến xe buýt gần trường; hoặc không xả rác bừa bãi; dừng xe nhường đường cho người đi bộ... Những công trình như vậy sẽ có tác dụng giáo dục và tạo thói quen tốt trong thanh niên.

Nguyễn Thanh Hà (thanhha1985@...)

PHAN TRỌNG HIỀN (Sở VH-TT&DL TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp