Theo đó, mỗi đội tuyển dự thi học sinh giỏi tối đa có 10 người. Riêng Hà Nội và TP.HCM tối đa có 20 người.
Quy chế cũng tăng tỉ lệ giải của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia để đảm bảo phù hợp với quy định của các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.
Cụ thể, có 60% đoạt giải từ giải khuyến khích trở lên (những năm trước là 50%). Trong đó, tổng số giải nhất, nhì, ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
Theo quy chế, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tổ chức các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý và các môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc). Chỉ xem xét tổ chức thi đối với môn thi có ít nhất 5 đơn vị đăng ký trở lên. Việc điều chỉnh môn thi sẽ được bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, sẽ tổ chức các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học.
Nội dung thi chọn học sinh giỏi quốc gia nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT. Riêng kỳ thi chọn đội tuyển Olympic có nội dung thi tiếp cận với Olympic quốc tế và khu vực.
Với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học và các môn ngoại ngữ có hai buổi thi. Các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý có một buổi thi.
Môn tin học sẽ thi lập trình trên máy vi tính. Các môn khác thi theo hình thức thi viết trên giấy. Các môn ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói (thí sinh có 5 phút chuẩn bị và 5 phút để ghi âm).
Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic có hai buổi thi/môn thi. Các môn vật lý, hóa học, sinh học có thêm một buổi thi thực hành.
Một điểm lưu ý trong quy chế là sẽ bổ sung giấy chứng nhận trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (cấp cho học sinh không được giải).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận