14/07/2007 16:25 GMT+7

Tăng trưởng cao, cạnh tranh thấp

PGS - TS TRẦN ĐÌNH THIÊN - Diễn Đàn Doanh Nghiệp
PGS - TS TRẦN ĐÌNH THIÊN - Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, DN VN, cả khu vực nhà nước và tư nhân, tuy có tiến bộ, song vẫn gặp những hạn chế.

Doanh nghiệp VN:

lWD1epJw.jpgPhóng to
Năng lực cạnh tranh của DN VN còn thấp.

Đó là sự yếu kém về kết cấu hạ tầng, thủ tục hành chính rườm rà làm tăng chi phí giao dịch, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, máy móc thiết bị lạc hậu, nhân lực quản lý, kỹ năng yếu và trình độ thấp...

Năng lực yếu

Tại Hội thảo “Hội nhập WTO: Chương trình hành động của Chính phủ và chiến lược của DN” do VCCI tổ chức gần đây, PGS - TS Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế VN đã có những nhận định sắc bén về diện mạo DN VN cũng như ảnh hưởng của các DN đến năng lực cạnh tranh của VN.

Cuộc điều tra một số DN hàng đầu VN do CIEM phối hợp với JICA thực hiện (2003) cho thấy: công nghệ của các DN VN lạc hậu 2 - 3 thế hệ so với mức trung bình trên thế giới. Những ngành có công nghệ "đang đi cùng thế giới" là dệt, may, da giày; còn những ngành có công nghệ lạc hậu là cơ khí, chế tạo máy...

Do vậy, khả năng cạnh tranh của đa số sản phẩm của DN VN còn thấp. Một số sản phẩm "nội" như sắt, thép, phân bón, xi măng, kính xây dựng... có giá cao hơn giá mặt hàng cùng loại NK từ 20-40%. Riêng đường thô có giá cao hơn từ 70-80%. Có thể lấy khu vực DNNN làm minh chứng cho "sự yếu kém nội địa" tổng thể này.

Cho đến nay, các DNNN vẫn là lực lượng ít tham gia cạnh tranh thị trường. Do vậy, trình độ và năng lực công nghệ - kỹ thuật của chúng chậm được đổi mới. Theo kết quả thanh tra của Bộ Khoa học - Công nghệ (2003), chỉ có ít DNNN thuộc các ngành phát điện, dẫn điện, sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi, dệt, xây lắp, vật liệu xây dựng có công nghệ đạt trình độ hiện đại hoặc trung bình của thế giới. Đa số còn lại có thiết bị và công nghệ lạc hậu 10 - 20 năm, thậm chí 30 năm.

Một điểm yếu khác, thậm chí còn mang tính sinh tử hơn của lực lượng DN VN là thiếu khả năng liên kết. Thậm chí, người ta còn thấy một sự tách rời lạ lùng giữa khu vực DN "nội địa" với khu vực DN "nước ngoài". Thiếu kết nối, sự yếu kém của từ DN riêng biệt tăng lên, còn sức mạnh của hệ thống giảm đi. Tình trạng này làm cho các DN VN đánh mất nhiều cơ hội cải thiện sức mạnh, đồng thời cũng mất đi cơ hội tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế theo cách phù hợp nhất với thực lực của mình...

Tăng trưởng chung tụt hậu

Trong bảng xếp hạng sức cạnh tranh tăng trưởng toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), trong 2 năm liên tục (2004 và 2005), vị trí xếp hàng của nền kinh tế nước ta tụt 21 bậc. Đây là mức tụt cao nhất thế giới. Sang năm 2006, VN lại bị tụt thêm 5 bậc, xuống thứ 86 trong bảng xếp hạng WEF 2006. Tổng số mức tụt 3 năm là 26 bậc. Đây quả thật là một con số phản ánh tốc độ tụt hậu xa hơn về chất lượng phát triển của VN.

Ở một chỉ số khác - chỉ số cạnh tranh tổng hợp, tình hình cũng tương tự: trong ba lần WEF công bố (2004, 2005, 2006), thứ hạng năng lực 2005 và hạng 81 năm 2006, tổng cộng 3 năm tụt 21 bậc. Những đường nét chủ đạo của bức tranh chất lượng tăng trưởng kinh tế cho thấy nền kinh tế VN trong những năm vừa qua vận động trong một nghịch lý: Tuy đạt tốc độ tăng trưởng tương đối cao (thuộc nhóm nhanh nhất thế giới) nhưng sức cạnh tranh tổng thể, cả ở cấp vĩ mô lẫn vi mô, đã không được cải thiện, thậm chí còn bị giảm sụt mạnh mẽ.

Có một số ý kiến không đồng tình với việc VN bị đánh tụt hạng trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Theo ý kiến này, trong thời gian gần đây, VN đã có những tiến bộ rõ ràng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh. Vì vậy, có sai lệch trong việc WEF đánh gia năng lực cạnh tranh quốc gia VN liên tục bị tụt trong 3 năm với mức tụt lớn đến như vậy.

Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng này. Và phải thừa nhận sự không đồng tình với WEF nói trên là có những cơ sở nhất định. Song cần lưu ý rằng:

Mức độ "tụt hạng" năng lực cạnh tranh tăng trưởng của VN là rất lớn (tụt 26 bậc trong 3 năm). Với một cơ quan xếp hạng như WEF, nếu có sự sai sót trong việc đánh tụt hạng thì mức độ sai số cũng không thể là 100%. Nghĩa là có thể VN không tụt đến 26 bậc, nhưng xu hướng tụt hạng nhanh của VN là một thực tế không thể phủ nhận.

Việc xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF cho phép đặt VN vào sự so sánh quốc tế theo những chuẩn chung. Nó giúp định vị "tọa độ" của nền kinh tế nước ta trong "cuộc đua" toàn cầu trong khi bản thân VN không có phép đo nào khác để làm được việc đó.

Đây là bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc tế do WB thực hiện. Việc một quốc gia không chấp nhận sự xếp hạng này không làm thay đổi sự đánh giá quốc tế về quốc gia đó ở những khía cạnh mà các tiêu chí xếp hạng chỉ ra. Kết quả xếp hạng, dù có thể không hoàn toàn chính xác, vẫn là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ của các đối tác quốc tế - Chính phủ, Cty, tập đoàn - với quốc gia được xếp hạng trong quan hệ hợp tác, đầu tư và cạnh tranh.

Hàng năm, tiêu chí xếp hạng cạnh tranh của WEF có thay đổi. Tuy nhiên, cách lựa chọn tiêu chí và xác định trọng số chỉ tiêu của WEF bao giờ cũng định hướng tới năng lực cạnh tranh tương lai, chú ý nhiều đến lợi thế cạnh tranh "động".

Với cách nhìn như vậy, rõ ràng sự tụt hậu mạnh về sức cạnh tranh quốc gia và DN của VN trong mấy năm gần đây là điều không thể xem thường. Nó chứa đựng các hàm ý:

Một là, tuy VN có những bước tiến rõ rệt trong sự phát triển nền kinh tế thị trường, song có nhiều nước trên thế giới có đạt những bước tiến mạnh hơn. Do vậy, sự tụt hạng của VN cũng là bình thường, giống như khi VN thăng hạng do vượt được một số nước khác.

Hai là, cần đặc biệt lưu ý sự sụt giảm sức cạnh tranh của VN so với các đối thủ cạnh tranh chính Trung Quốc, Thái Lan hay "xa" hơn - Ấn Độ và Malaysia tranh so với nhiều nước. Nếu đó là những đối thủ "xa" chúng ta ít phải "đọ sức" trực tiếp và do đó không phải là những đối thủ chủ yếu. Nhưng nếu đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, chủ yếu lại mạnh hơn nhiều phương diện như Trung Quốc, Thái Lan... thì sự tụt hạng đó là một nguy cơ thực sự.

Ba là, VN đang định hướng cải thiện các lợi thế "tĩnh" hơn là ưu tiên xây dựng và phát triển các lợi thế cạnh tranh tương lai (tạo lợi thế "động").

Cần lưu ý rằng muốn bứt phá để thoát khỏi tụt hậu, VN phải tăng mạnh mức tiết kiệm và đầu tư. Nhưng khi mức thu nhập cá nhân ngày càng chênh lệch và nếu mức tiết kiệm và đầu tư của VN so với các nước khác vẫn không thay đổi thì lượng tiết kiệm và đầu tư dự tính theo đầu người của VN sẽ ngày càng bé đi tương đối.

Một ví dụ để thấy tính nghiêm trọng của vấn đề; GDP/người của Trung Quốc gấp 2,5 lần VN. Trong trường hợp mức tiết kiệm – đầu tư của Trung Quốc ngang bằng VN thì khối lượng tiết kiệm – đầu tư/người của Trung Quốc cũng lớn gấp đôi VN. Nhưng trên thực tế, mức tiết kiệm và đầu tư tính theo đầu người của Trung Quốc cao hơn mức của VN ít nhất 30 – 50%. Do vậy, khối lượng tiết kiệm – đầu tư tính theo đầu người của Trung Quốc gấp khoảng 2,7 – 3 lần lượng tiết kiệm – đầu tư của người VN. Đó là chưa kể đến khả năng huy động FDI vô địch của nước này”.

Vì vậy để làm rõ nguyên nhân của xu hướng tụt hạng – tụt hậu này, cần mổ xẻ nhiều vấn đề kinh tế - từ trình độ phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật cho đến cơ cấu thể chế kinh tế và năng lực điều hành vĩ mô của Nhà nước.

PGS - TS TRẦN ĐÌNH THIÊN - Diễn Đàn Doanh Nghiệp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp